Món ngon nổi tiếng mang đậm đặc trưng vùng miền

Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. 

“Tung hoành ngang dọc” mọi miền đất nước hoặc được thế giới công nhận giá trị, các món ăn này đều khiến người dân hai tỉnh miền Trung nở mày nở mặt khi nhắc đến.



1. Bánh tráng thịt heo


Dù không là phải là quê hương của món ăn này, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn không thiếu những tiệm bánh tráng thịt heo. Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món bánh tráng thịt heo.



Bánh tráng thịt heo thường được bán theo suất với giá dao động 60.000 – 100.000 đồng tùy nơi và thường được chọn làm món khai vị hoàn hảo cho một bữa tiệc linh đình.


2. Thịt bò khô


Bò khô là món ngon quen thuộc của người Việt và mỗi một vùng miền, vị bò khô được chế biến rất khác biệt. Tuy nhiên, món bò khô trứ danh nhất có lẽ thuộc về Đà Nẵng. Bởi vậy đến đây, hiếm khách du lịch nào trong vali lại thiếu đi cân thịt bò khô mua về làm quà cho người thân.



Bò khô Đà Nẵng khá cay và ngọt, thường có vị cam thảo đặc trưng, ăn với chanh tạo nên hương thơm đậm đà khó cưỡng. Người Đà Nẵng thường dùng bò khô để nhắm rượu. Ngoài ra món ăn còn được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi, lạc rang để làm món nộm bò khô. Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.



3. Mì Quảng


Mì Quảng là món ăn dân dã với người dân Hội An, còn với thế giới, mì Quảng được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam có giá trị ẩm thực châu Á. Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...



Sợi mì Quảng được làm từ gạo tráng bánh dẻo thơm, xay mịn mà không thêm bất cứ nguyên liệu gì vào. Nước mì Quảng không đầy tràn như các món bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất. Có lẽ những quán vỉa hè ở Hội An là nơi bạn sẽ tìm thấy những tô mì Quảng đúng chất nhất.


4. Cao lầu


Có người nói tên cao lầu xuất phát từ việc khi xưa, những người giàu thích đến các tiệm ăn, ngồi trên lầu ngắm phố phường và gọi món cao lương mĩ vị này, lâu dần quen gọi rút gọn là "cao lầu". Cũng có người cho rằng nguồn gốc món ăn liên quan đến người Hoa, nhưng thực tế, dân Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Khó để xác định, chỉ biết cao lầu xuất hiện ở Hội An từ rất lâu và là món ăn không thể không thưởng thức khi đến thăm thành phố nhỏ bé yên bình này.

Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ gạo thơm ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp nhiều lần rồi phơi khô. Cao lầu ăn kèm tóp mỡ làm bằng da heo chiên giòn, thịt xíu, cùng giá trụng và rau sống. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống và tóp mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu... Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.



Sợi cao lầu được chế biến công phu nhất.



Read More...

Sự kết hợp phát triển trong du lịch- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Ngày 27/2, Tổng Cục du lịch và lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng đã nhóm họp bàn về liên kết phát triển du lịch bền vững tại Huế

Theo đó, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác liên kết du lịch bền vững giữa các Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam dưới sự hỗ trợ của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội”, do Liên minh Châu Âu tài trợ, ngày 27/2, lãnh đạo cao cấp các địa phương đã có cuộc họp quan trọng nhằm phát triển Du lịch có Trách nhiệm ở Việt Nam dựa trên các nguyên tắc môi trường và xã hội đã và đang được các địa phương theo đuổi.

Các địa phương miền Trung hướng đến phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi trường 

Phát biểu khai mạc phiên họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Ba tỉnh duyên hải miền Trung được xác định là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững”.

Cuộc họp là cơ hội để các đơn vị trong ngành du lịch ngồi lại với nhau nhằm hình thành định hướng cho các mục tiêu có trách nhiệm mà không làm ảnh hưởng tới môi trường vốn có đặc thù riêng và dễ bị tổn thương, cũng như sự toàn vẹn của nền văn hóa.

Các hoạt động được hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh châu Âu tài trợ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, bà Berenice Muraille, Trưởng ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá: “Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng. Do đó, điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh. Tổ chức quản lý điểm đến đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại các điểm đến đang phát triển nơi mà du lịch đóng vai trò động lực cho nền kinh tế như tại khu vực duyên hải miền Trung.

Liên minh Châu Âu tin rằng phương pháp tiếp cận vùng được cải thiện sẽ khuyến khích du khách ở lại lâu hơn và sẽ còn quay lại. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì Tổ chức quản lý điểm đến cần có sự hợp tác thật sự và thực chất giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Cải thiện mối quan hệ hợp tác này là một thách thức và là điều chúng tôi hy vọng sẽ đạt được với sự hỗ trợ của Dự án EU”.

Được biết, trong năm 2014, Dự án EU sẽ ưu tiên trong việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Ngoài ra, một loạt các hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại công - tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Trong tháng 3 và tháng 4/2014, Dự án EU sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ).

Du khách sẽ được thụ hưởng môi trường du lịch an toàn và bền vững khi các hợp tác liên kết phát triển du lịch được thực thi

Kết thúc phiên họp, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững.





Read More...

Du lịch được ưu tiên phát triển ở Đà Nẵng


VH- Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của ngành VHTTDL Đà Nẵng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khẳng định, ngành du lịch vẫn tiếp tục là hướng phát triển hàng đầu với việc xúc tiến thực hiện, đưa vào khai thác nhiều công trình, dự án quan trọng về du lịch như khu Công viên châu Á, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Bà Nà, Làng Vân…


Đồng thời, yêu cầu ngành phải nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, xúc tiến tăng thêm các tuyến du lịch bằng đường không, đường biển và đường bộ, xử lý khắc phục một số tồn tại làm xấu hình ảnh của thành phố như tình trạng chèo kéo du khách, nâng giá dịch vụ, biển hiệu…
Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu ngành cần có quy hoạch toàn diện hơn, cụ thể hơn; rà soát lại các thiết chế văn hóa cơ sở, tính toán hiệu quả của các thiết chế văn hóa để bố trí đầu tư theo tinh thần chỉ đạo của Bí thư Thành ủy; tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản quản lý tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của nhân dân. Về thể thao, Chủ tịch UBND thành phố lưu ý việc đầu tư dài hơi hơn cho đội ngũ vận động viên trẻ, quan tâm phát triển thể dục thể thao quần chúng.

Đồng thời, với chủ đề năm 2014 là “Năm doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở VHTTDL cần tổ chức tốt những hội nghị với các doanh nghiệp của ngành, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và tham mưu thực hiện những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của thành phố đối với các doanh nghiệp cho phù hợp và hiệu quả.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố đã trao tặng Cờ thi đua cho 2 tập thể, tặng bằng khen cho 6 tập thể và 11 cá nhân của ngành VHTTDL.


Read More...

Du lịch giá rẻ, hấp dẫn

Chinhphu.vn) - Liên minh Kích cầu và Vietnam Airlines phối hợp xây dựng bộ sản phẩm mới nhằm giới thiệu với du khách nhiều điểm đến hấp dẫn cùng hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hanoi Redtours), Trưởng nhóm Liên minh Kích cầu, với chùm sản phẩm kích cầu năm nay, Liên minh cùng với Vietnam Airlines vẫn duy trì biểu giá khuyến mại như mùa du lịch năm trước, trong đó, giá vé máy bay giảm 50% sẽ làm chi phí cấu thành tour giảm sâu từ 30-40%. 
Bên cạnh đó, nhằm thu hút du khách, chùm tour cũng được Liên minh đa dạng hóa bằng cách đưa thêm nhiều điểm tham quan mới. Đáng chú ý nhất là bộ sản phẩm tháng 2, tháng 3 với 4 điểm nhấn đặc sắc nhất, đẹp nhất của mùa xuân là Điện Biên, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc và hành trình di sản miền Trung.

Tại Điện Biên, tháng 3 cũng là lúc người dân nơi đây chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) mà tâm điểm là Lễ hội “Hoa ban khoe sắc” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay diễn ra từ 13-15/3.
Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ vào thời kỳ cao điểm, từ ngày 16-21/2, Hanoi Redtours cùng hơn 60 đơn vị lữ hành trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia đoàn farm 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó Điện Biên là một trong những địa danh có thời gian lưu trú, khảo sát lâu nhất. 

Tour tham khảo: Quyến rũ sắc trắng hoa ban (Điện Biên-đèo Pha Đin-Mường Phăng-đảo Đào hoa-hồ Pá Khoang-đảo Đào Hoa-bản Mển), 3 ngày, giá 4,5 triệu đồng/khách.

Ở miền Trung, du khách sẽ hài lòng khi đến bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Hội An), đặc biệt, điểm mới của tour Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-Cố đô Huế-Đà Nẵng năm nay là sử dụng đường bay thẳng Hà Nội-Quảng Bình, Đà Nẵng-Hà Nội; và tour gắn kết 3 địa danh nổi tiếng Quảng Bình-Huế-Đà Nẵng trong một hành trình.

Với Buôn Ma Thuột, sẽ có các tour thưởng thức Lễ hội đua voi tại Buôn Đôn (12-14/3), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku, chào đón năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt.

Tour tham khảo: Mới lạ Hành trình Di sản miền Trung (Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-cố đô Huế-Đà Nẵng, 5 ngày; giá 5,5triệu đồng/khách; Lễ hội Đua voi (Buôn Ma Thuột-Buôn Đôn -Hồ Lắk, 4 ngày; giá 6,5 triệu đồng/khách.

Đến với Phú Quốc, du khách có tour tham khảo: Nắng vàng Phú Quốc (làng chài cổ Hàm Ninh-Bãi Sao-Chùa Hùng Long-Nhà tù Phú Quốc), 4 ngày, giá 7,2 triệu đồng/khách.

Liên minh Kích cầu du lịch ra đời năm 2013, tập hợp các đơn vị lữ hành uy tín trên khắp cả nước cùng tham gia liên kết với Vietnam Airlines để giảm giá thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách bằng mức giá hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu.

Dự kiến, tại Hội chợ Kích cầu du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4 tới đây, Liên minh sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu hấp dẫn dành cho du khách ra nước ngoài (outbound).

Read More...

Gói sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách

(Chinhphu.vn) - Liên minh Kích cầu và Vietnam Airlines phối hợp xây dựng bộ sản phẩm mới nhằm giới thiệu với du khách nhiều điểm đến hấp dẫn cùng hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hanoi Redtours), Trưởng nhóm Liên minh Kích cầu, với chùm sản phẩm kích cầu năm nay, Liên minh cùng với Vietnam Airlines vẫn duy trì biểu giá khuyến mại như mùa du lịch năm trước, trong đó, giá vé máy bay giảm 50% sẽ làm chi phí cấu thành tour giảm sâu từ 30-40%. 

Bên cạnh đó, nhằm thu hút du khách, chùm tour cũng được Liên minh đa dạng hóa bằng cách đưa thêm nhiều điểm tham quan mới. Đáng chú ý nhất là bộ sản phẩm tháng 2, tháng 3 với 4 điểm nhấn đặc sắc nhất, đẹp nhất của mùa xuân là Điện Biên, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc và hành trình di sản miền Trung.

Tại Điện Biên, tháng 3 cũng là lúc người dân nơi đây chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) mà tâm điểm là Lễ hội “Hoa ban khoe sắc” có quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay diễn ra từ 13-15/3.

Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch vụ vào thời kỳ cao điểm, từ ngày 16-21/2, Hanoi Redtours cùng hơn 60 đơn vị lữ hành trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia đoàn farm 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó Điện Biên là một trong những địa danh có thời gian lưu trú, khảo sát lâu nhất. 

Tour tham khảo: Quyến rũ sắc trắng hoa ban (Điện Biên-đèo Pha Đin-Mường Phăng-đảo Đào hoa-hồ Pá Khoang-đảo Đào Hoa-bản Mển), 3 ngày, giá 4,5 triệu đồng/khách.

Ở miền Trung, du khách sẽ hài lòng khi đến bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Hội An), đặc biệt, điểm mới của tour Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-Cố đô Huế-Đà Nẵng năm nay là sử dụng đường bay thẳng Hà Nội-Quảng Bình, Đà Nẵng-Hà Nội; và tour gắn kết 3 địa danh nổi tiếng Quảng Bình-Huế-Đà Nẵng trong một hành trình.

Với Buôn Ma Thuột, sẽ có các tour thưởng thức Lễ hội đua voi tại Buôn Đôn (12-14/3), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku, chào đón năm Du lịch Quốc gia 2014 Tây Nguyên-Đà Lạt.

Tour tham khảo: Mới lạ Hành trình Di sản miền Trung (Đồng Hới-Vũng Chùa-động Thiên Đường-cố đô Huế-Đà Nẵng, 5 ngày; giá 5,5triệu đồng/khách; Lễ hội Đua voi (Buôn Ma Thuột-Buôn Đôn -Hồ Lắk, 4 ngày; giá 6,5 triệu đồng/khách.

Đến với Phú Quốc, du khách có tour tham khảo: Nắng vàng Phú Quốc (làng chài cổ Hàm Ninh-Bãi Sao-Chùa Hùng Long-Nhà tù Phú Quốc), 4 ngày, giá 7,2 triệu đồng/khách.

Liên minh Kích cầu du lịch ra đời năm 2013, tập hợp các đơn vị lữ hành uy tín trên khắp cả nước cùng tham gia liên kết với Vietnam Airlines để giảm giá thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách bằng mức giá hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu.

Dự kiến, tại Hội chợ Kích cầu du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4 tới đây, Liên minh sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu hấp dẫn dành cho du khách ra nước ngoài (outbound).

Read More...

Xây dựng thương hiệu du lịch Việt- bước phát triển bền vững

Xây dựng thương hiệu du lịch hiện là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh "ngành công nghiệp không khói" đang đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế.
Ngành du lịch Việt Nam tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng nguy cơ phát triển không bền vững, sản phẩm du lịch chưa phong phú, sức cạnh tranh yếu đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong việc tạo dựng một thương hiệu du lịch quốc gia đủ sức cạnh tranh.

Giới thiệu khách quốc tế các món ăn dân tộc đặc sắc, một thế mạnh của du lịch Việt Nam.
Thương hiệu còn "nhạt nhòa"
Việt Nam từng tự hào là một nước "mới nổi" trong việc tìm cách đưa du lịch trở thành đòn bẩy hiệu quả nâng tầm phát triển kinh tế. Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn: lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt hơn 7,5 triệu lượt, gấp 33 lần so với năm 1990. Tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng, gấp 125 lần so với năm 1990. Có thể nói, ngoài việc đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân thì hình ảnh du lịch Việt Nam đã thật sự gây được chú ý từ quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái tác động không nhỏ đến nhu cầu du lịch thì thương hiệu du lịch suy yếu đang khiến ngành du lịch nước ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là sức ép cạnh tranh.
Thương hiệu du lịch không đơn thuần chỉ là một biểu tượng, một câu khẩu hiệu, một sản phẩm hay một chiến dịch ma-két-tinh. Thương hiệu ám chỉ bản chất hoặc đặc điểm cốt lõi của sản phẩm hoặc điểm đến, bao gồm những gì khiến nó dễ nhận thấy và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Sức mạnh của thương hiệu rõ ràng được đánh giá thông qua sự trải nghiệm hoàn hảo để du khách quyết định chọn mua các sản phẩm dịch vụ một cách vừa ý và ngày càng thường xuyên. Thế nhưng, trong năm năm trở lại đây, 80 đến 85% số du khách được hỏi đều trả lời có thể sẽ không quay lại Việt Nam vì ngại phải đối mặt với ô nhiễm môi trường xã hội cũng như tự nhiên ở nhiều điểm đến. Trong khi đó, câu trả lời lại ngược lại với Thái-lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a,... Vậy phải chăng, thương hiệu du lịch Việt Nam đang nhạt nhòa trong môi trường du lịch thế giới đang ngày càng đi lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt hiện nay?
Vụ trưởng Thị trường của Tổng cục Du lịch Lê Tuấn Anh cho biết: "Ngành du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Vì thế, không khó hiểu khi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của du lịch Việt Nam thấp". Rất nhiều chuyên gia khác cũng nhận định: chất lượng sản phẩm còn đang thiếu cả chiều sâu lẫn chiều rộng cũng như sự phản cảm khi nội dung quảng cáo hấp dẫn nhưng thực tế lại không như vậy, làm mất uy tín với khách hàng và khiến du khách chán nản khi đến Việt Nam. Chưa nói đến "câu chuyện quảng bá thiếu hiệu quả": khẩu hiệu của ngành du lịch trải qua nhiều lần thay đổi chỉ trong hơn mười năm qua: "Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới" đến "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" rồi mới đây là "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận". Nhưng tất cả đều xuất phát từ tư duy chủ quan chứ không phải là kết quả của quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch quốc gia một cách bài bản, chuyên nghiệp. Vì lẽ đó, hình ảnh thương hiệu du lịch của Việt Nam đang có phần trở nên lạc lõng và thiếu nhất quán.
Củng cố vị thế thương hiệu
Xây dựng thương hiệu không dễ, nhưng không phải là quá khó nếu du lịch Việt Nam có bước đi chính xác, cần thiết ngay từ đầu. Con đường xây dựng và đưa thương hiệu đến với khách hàng cần được tiến hành lần lượt theo quy trình bao gồm xây dựng, hình thành sản phẩm, nhận biết sản phẩm, chọn lựa sản phẩm và sống với thương hiệu sản phẩm. Một chuyên gia về du lịch đã từng ngỡ ngàng khi đến A-giécbai-dan bởi quá ấn tượng trước việc đài truyền hình quốc gia nước này đưa tin về "Running man" Vũ Xuân Tiến của Việt Nam. Chỉ một hình ảnh chàng trai Việt Nam nhỏ bé chạy theo đam mê cũng đủ làm người xem liên tưởng rằng Việt Nam là nơi lý tưởng, có những con người tuyệt vời, đáng được khám phá. Thế nhưng, trên thực tế, du lịch Việt Nam rõ ràng chưa tận dụng được hiệu quả mà những hình ảnh mang tính chất điểm nhấn giống như vậy đem lại. Chính vì lẽ đó, đề xuất dùng hình ảnh ẩm thực Việt Nam vốn đa dạng, phong phú lại đậm đà bản sắc dân tộc để xây dựng thương hiệu mang tính toàn cầu: "Bếp ăn của thế giới" cho Việt Nam cũng là một phương án đáng lưu tâm khi các nhà chuyên môn muốn tạo ra điểm nhấn riêng biệt cho một thương hiệu du lịch đang có vẻ "lúng túng" tìm hướng đi.
Bên cạnh xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm thì công tác quảng bá phải được thực hiện chuyên nghiệp. Việt Nam cần thiết lập mạng lưới văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng cũng như hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch lớn ở trong nước để thúc đẩy quảng bá. Ngành du lịch cần tạo điều kiện đưa thương hiệu du lịch Việt Nam ra nước ngoài thông qua sự hiện diện thường xuyên tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế có tính chuyên nghiệp cao. Muốn vậy, các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân cần được hướng dẫn, hỗ trợ để tích cực tham gia vào hoạt động tiếp thị, xúc tiến một hình ảnh Việt Nam năng động và đầy sức bật để khẳng định vị thế của thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch toàn cầu.
Các địa phương cũng nên xây dựng các phân khúc thị trường du khách, sản phẩm riêng để xúc tiến, quảng bá điểm đến cho riêng mình. Với tiêu chí của một địa phương có tiềm năng, thế mạnh phát triển thì không nhất thiết phải thống nhất thương hiệu địa phương với thương hiệu quốc gia. Theo đó, các địa phương chỉ cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, hội nhập và tôn vinh bản sắc để đưa ra những hình ảnh, biểu tượng mang tính tượng trưng, độc đáo và gần gũi của riêng địa phương đó trong một giai đoạn có lộ trình cụ thể. Đây là bài học đến từ sự thành công của các thị trường du lịch lớn mạnh khác trong khu vực như Thái-lan gắn với Phu-két, In-đô-nê-xi-a gắn với Ba-li, Ma-lai-xi-a gắn với tháp đôi Pê-trô-nát...
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: "Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải thực hiện được yêu cầu phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, có thương hiệu và có khả năng cạnh tranh". Do vậy, việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam được coi là chìa khóa quan trọng mang tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Chính sự quyết tâm đó, hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức hiện tại để khẳng định được vị thế thương hiệu du lịch hấp dẫn của thế giới.


Read More...

Resort sang trọng- InterCondinental được lên sóng ABC Mỹ


(Dân trí) - InterContinental, resort sang trọng tọa lạc bên bờ biển dài ở Bãi Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng, Việt Nam mới đây đã lên sóng chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng của Mỹ trên kênh ABC - The Bachelor.

Trích đoạn Video clip chương trình truyền hình The Bachelor (Mỹ) được quay tại Việt Nam với "ngôi nhà chung" cho các thành viên là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort ở Đà Nẵng
The Bachelor nổi tiếng ở Mỹ là chương trình truyền hình thực tế trong đó nhân vật chính được chọn thường là những người nổi tiếng được tạo cơ hội hẹn hò với những cô gái độc thân. Sau mỗi tập của chương trình, nhân vật chính được quyền trao hoa hồng cho các cô gái được tiếp tục hành trình. Những cô gái không nhận được hoa hồng sẽ lần lượt rời bỏ cuộc chơi. Và bất kỳ thời điểm nào trong cuộc hành trình, các cô gái đều có thể dừng lại nếu họ cảm thấy không quan tâm đến nhân vật chính nữa.
Các tập phim của The Bachelor thường chọn những khu nghỉ dưỡng sang trọng ở New York (Mỹ) và các quốc gia mà nhóm làm phim đặt chân đến để làm “ngôi nhà chung” cho các nhân vật chính và các ứng viên hẹn hò. Trong tập mới nhất được quay tại Việt Nam, các nhà sản xuất của The Bachelor đã chọn InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Những hình ảnh của khu resort sang trọng được ví như thiên đường ở Miền Trung này xuất hiện trên The Bachelor cho thấy bối cảnh lãng mạn cho những cuộc hẹn hò của các nhân vật chính.
Được biết đến như là một trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất nằm ở ven biển Đà Nẵng, Việt Nam, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cũng được các tạp chí du lịch thế giới “để mắt” giới thiệu như một điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Việt Nam. Tạp chí ORYX của hãng hàng không WARTAR AIRWAYS mới đấy đã có bài viết của tác giả Ayesha Khan về khu nghĩ dưỡng thiên đường ở Miền Trung Việt Nam này
.



Hình ảnh InterContinental Danang Sun Peninsula Resort (Đà Nẵng) trên Tạp chí của hãng hàng không Wartar Airways

Theo đó, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort được biết đến là khu nghỉ dưỡng duy nhất nằm tách biệt trên một bờ biển riêng ở Đà Nẵng, và được xây dựng trên diện tích hàng trăm mẫu Anh từ sườn đồi bán đảo Sơn Trà đến sát bờ biển bao quang bán đảo xinh đẹp này.
InterContinental được giới thiệu như một chốn hẹn hò lý tưởng, đặc biệt phù hợp với tuần trăng mật với dãy villa ven biển có hồ bơi vô cực riêng, là nơi nhìn ra biển tuyệt vời dưới những mái nhà truyền thống Việt Nam được trang bị những tiện nghi hiện đại và dịch vụ chu đáo bậc nhất.
InterContinental cũng cung cấp dịch vụ phòng sang trọng phong cách đế vương với các dãy phòng Hoàng Gia rộng hàng trăm mét vuông có với phòng ngủ, phòng tắm, hồ bơi và phục vụ bữa ăn tại chỗ riêng biệt.
Tác giả bài viết trên tạp chí của Hãng hàng không Watar Airways cũng chia sẻ cảm nhận tuyệt vời cảnh hoàng hôn trên biển đẹp như tranh vẽ từ L-o-n-g bar. Từ đây, du khách có thể thưởng ngoạn sắc xanh như ngọc đặc trưng của biển sâu, và thưởng thức những món đặc sản Việt Nam cũng như những tinh hoa của ẩm thực quốc tế.


Read More...

Du lịch đầu năm tăng mạnh


Với kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhiều người đã tổ chức đi du xuân, mang lại cơ hội cho du lịch phát triển đầu năm. Theo đó, một số điểm du lịch, vui chơi giải trí trên cả nước đã thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước xuất hành du xuân.

Bà Phạm Thị Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho biết: Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 Tết Giáp Ngọ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón khoảng 10 vạn khách đến du xuân, xin chữ đầu năm, chiêm bái các bậc tiên Thánh, tiên Hiền, tiên Nho. Còn tại các điểm vui chơi, giải trí như công viên Thủ Lệ, công viên Hồ Tây, Royal City, Times City… thu hút khá đông khách. Ước tính, trung bình trong những ngày Tết Nguyên đán thu hút khoảng 2-3 nghìn khách/ngày, đặc biệt lượng khách tập trung đông hơn từ mùng ba Tết.

Do dịp Tết Nguyên đán nước ta trùng vào kỳ nghỉ của khách châu Âu nên trong những ngày này, theo ước tính đã có trên 50.000 khách đổ về tham quan thành phố biển Nha Trang. Công suất các khách sạn đã đạt từ 80% đến 90% trong các ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Còn tại cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), hơn 4.500 lượt du khách đến tham quan du lịch trong những ngày Tết, với doanh thu đạt trên 4 tỷ đồng…

*

Hà Nội là điểm đến được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn.

Tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, ước tính có khoảng 5.000 lượt du khách nước ngoài đăng ký nhập cảnh. Riêng tại Sa Pa từ ngày mùng 1 Tết đến mùng 6 tháng Tết đã có gần 22 nghìn lượt khách đến Sa Pa, trong đó có 1,5 nghìn lượt khách quốc tế. Dịp này, thời tiết ở khu vực Sa Pa mát mẻ, thuận lợi cho việc du xuân, ngắm cảnh. Do đó, các điểm du lịch như núi Hàm Rồng, bãi đá cổ, Thác Bạc, Cầu Mây… thu hút rất đông du khách.
Nhiều khách du lịch đã chọn tour tới các bản làng của người dân tộc thiểu số ở các xã Tả Phìn, Tả Van, Hầu Thào để thưởng thức hương vị Tết độc đáo của đồng bào vùng cao. Trong khi đó, tại các điểm du lịch nổi tiếng, ngoài lượng khách nội địa cũng hấp dẫn khá đông khách quốc tế. Còn theo đăng ký tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy, từ ngày mùng 1 đến mùng 6 Tết, có khoảng 50.000 lượt khách tham quan vịnh Hạ Long, trong đó khách quốc tế rất đông, chủ yếu là khách Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong khi đó, theo tin từ Sở VH,TT&DL Đà Nẵng, trong dịp Tết, thành phố đón 8 chuyến tàu biển của các hãng tàu nổi tiếng trên thế giới: Germini, Costa Victoria, Volendam… cập cảng Tiên Sa, đưa khoảng hơn 10.200 lượt khách đến đây (tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2013). Còn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ngành du lịch đón khoảng 60.000 khách du lịch (trong đó hơn 40.000 khách quốc tế) lưu trú và tham quan tại Thừa Thiên – Huế. Công suất phòng các khách sạn đạt hơn 90%.
Sở VH,TT&DL Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, dịp Tết khách đến thăm quan, giải trí tại các khu du lịch, bãi tắm trên địa bàn tỉnh đạt gần 158.000 lượt khách, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có khoảng 8.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu đạt hơn 79 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Theo đại diện Viettravel, lượt khách xuất hành trong 9 ngày đầu năm đã tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2013, với gần 12.000 lượt khách. Trong 9 ngày xuân, Vietravel cũng đã đón gần 1.000 khách đến từ các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sẽ là mùa du lịch lễ hội, hành hương 2014. Đại diện Saigontourist cho biết, nhằm thỏa lòng phần đông du khách muốn viếng mộ, tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mùa lễ hội năm nay Saigontourist mở điểm đến mới Vũng Chùa (Quảng Bình) theo tuyến TP Hồ Chí Minh - Quảng Bình - Vũng Chùa - Phong Nha - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng. Ngoài ra là các chương trình tham dự lễ hội lớn nhất miền Bắc như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình). Còn tại miền Nam vẫn là hành trình về Bà Chúa Xứ (An Giang). Đây cũng là những điểm đến được các đơn vị lữ hành khác triển khai theo từng chuyên đề khác nhau.
Số lượt khách đi du xuân đầu năm tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn là một tín hiệu vui cho ngành du lịch. Hy vọng, trong năm 2014, ngành Du lịch sẽ khởi sắc, tiếp tục khẳng định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Read More...

Khách du lịch quốc tế du lịch" xông" đất Huế mộng mơ

(Dân trí) - Sáng ngày 11/2, cảng Chân Mây (tỉnh TT-Huế) đã đón tàu du lịch 5 sao Celebrity Millennium (quốc tịch Malta) chở theo 2.100 khách du lịch quốc tế và gần 1.000 thủy thủ đoàn cập cảng.

Đây là chuyến tàu khách quốc tế đầu tiên cập cảng Chân Mây trong năm mới Giáp Ngọ 2014. Tàu Celebrity Millennium là một trong những tàu biển cao cấp hàng đầu thế giới, với rất nhiều tiện nghi hiện đại, được ví như một khu du lịch nghỉ dưỡng di động, sang trọng, với hệ thống phòng lưu trú, khu giải trí, nhà hát, khu tập luyện thể hình, sân bóng rổ, hồ bơi, khu vực spa, trung tâm tập thể dục, shopping, dancing…

 

Du khách đoàn trên tàu 5 sao Celebrity Millennium chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo ngành du lịch tỉnh TT-Huế và cảng Chân Mây
Sau khi cập cảng Chân Mây, phần lớn du khách trên tàu được các đơn vị du lịch tại Huế, Đà Nẵng đưa đi tham quan các di tích, danh thắng và thưởng thức các dịch vụ ẩm thực, mua sắm tại cố đô Huế, phố cổ Hội An, thành phố biển Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn…. Đến 18 giờ cùng ngày, tàu Celebrity Millenium rời Chân Mây đi cảng Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2014, dự kiến có khoảng 34 chuyến tàu du lịch quốc tế đăng ký cập cảng Chân Mây với khoảng 40.000 du khách, trong đó, tàu Celebrity Millennium đăng ký 8 chuyến cập cảng này. Đây là tín hiệu vui cho cảng Chân Mây và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế trong năm Giáp Ngọ.


Trao hoa và quà lưu niệm cho du khách (ảnh: Văn Nhân)
Những nụ cười tươi của khách khi nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại Huế


Du khách lên xe để tham quan cố đô Huế, phố cổ Hội An, TP biển Đà Nẵng và thánh địa Mỹ Sơn

Read More...

Tình trạng chèo kéo khách du lịch cần được giải quyết triệt để


(PLO) - Lãnh đạo Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng đã thẳng thắn thừa nhận như vậy.

Ngày 18-2, tại Hội nghị triển khai công tác ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014, lãnh đạo Sở VH,TT&DL TP Đà Nẵng cho biết, trong năm 2013 đã ban hành 39 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền gần 200 triệu đồng đối với chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, các quán karaoke gây ồn ào.

Ngoài ra, Trung tâm Quản lý quảng cáo đã thưởng nóng cho các tổ chức, cá nhân bắt quả tang 26 trường hợp dán quảng cáo rao vặt trái phép với số tiền trên 5 triệu đồng. Đồng thời đã đề nghị Sở TT&TT có ý kiến với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 145 số điện thoại vi phạm và không cho phép phục hồi.

Theo Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng thời gian qua hoạt động của ngành vẫn còn một số hạn chế; một số thiết chế văn hóa, thể thao quan trọng cấp TP chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra thị trường quốc tế và nguồn du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.
Tại hội nghị này, ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng đề nghị : “UBND TP Đà Nẵng bổ sung các chuyên ngành như : đạo diễn sân khấu, biên kịch sân khấu, đạo diễn các chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp vào sách thu hút nhân tài và cho phép cử nghệ sỹ, diễn viên của hai nhà hát Trưng Vương và Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đi học bậc đại học từ nguồn ngân sách TP”.

Cũng theo báo cáo của Sở thì công tác triển khai chống đeo bám, chèo kéo khách vẫn chưa thực hiện kiên quyết. Tình trạng bán hàng rong, chèo kéo du khách vẫn chưa được giải quyết triệt để tại các tuyến đường trung tâm, đỉnh đèo Hải Vân và danh thắng Ngũ Hành Sơn.
“Kính đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND các quận, huyện và lực lượng công an TP tăng cường công tác phối hợp giải quyết triệt để các đối tượng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch. Khẩn trương thành lập tổ chuyên trách trật tự du lịch đối với các quận còn lại. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng chức năng các quận, huyện thường xuyên tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch”, ông Thanh cho hay.

Lãnh đạo Sở VL,TT&DL TP Đà Nẵng cũng đề nghị UBND TP cho phép đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả tổ chức Cuộc thi trình diễn pháo hoa, kết hợp văn hóa với phát triển kinh tế, du lịch và công nghiệp giải trí. Bên cạnh đó sở này cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng cấp kinh phí 750 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng cho 150 VĐV chủ lực (tương đương 5 triệu đồng/VĐV).


Read More...

Thực trạng và tiềm năng du lịch Việt Nam


Năm 2013, dù kinh tế còn khó khăn nhưng du lịch Việt Nam vẫn là điểm sáng với việc thu hút 7,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 10% so với năm trước, tổng doanh thu ước đạt 200.000 tỷ đồng.

Phát huy nội lực địa phương

“Kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí xúc tiến, quảng bá cấp Trung ương eo hẹp và bị cắt giảm, nhưng với nỗ lực tự cứu mình của doanh nghiệp và phát huy nội lực của những địa phương có tiềm năng du lịch, đã tạo ra động lực thu hút khách. Chính vì vậy, lượng khách quốc tế trong năm 2013 đã đạt 7,5 triệu lượt, về trước đích 2 năm so với kế hoạch”, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết.


Cát Bà đang trở thành điểm đến mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.






Có thể nhận thấy những địa phương có tiềm năng du lịch đang có những bước đi cụ thể trong việc đầu tư vào hạ tầng, làm mới sản phẩm du lịch, liên kết tuyến điểm và coi việc phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể như sự kiện “Năm du lịch đồng bằng sông Hồng 2013” đã tạo cơ hội để các trung tâm du lịch vùng làm mới các điểm đến truyền thống. Thành phố Hà Nội với vai trò là trung tâm phân phối khách miền Bắc trong năm 2013 đã tập trung khai thác mạnh thị trường khách Đông Bắc Á, ASEAN... mang lại những thành công vượt bậc. “Hà Nội đã đón vị khách quốc tế thứ 2,5 triệu trong năm 2013, đã khẳng định một dấu mốc quan trọng trong phát triển du lịch của Thủ đô. Trong hoàn cảnh khó khăn chung, Hà Nội xác định nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đó là lý do, lượng khách đến Hà Nội đạt trước kế hoạch 2 năm và tăng tỷ lệ khách quay trở lại Hà Nội”, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hà Nội nhận xét.

Trong khu vực tam giác du lịch đồng bằng sông Hồng, nổi bật là liên tuyến Hà Nội - Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh rất hấp dẫn du khách. Các địa phương đã tập trung khai thác thế mạnh là du lịch làng nghề, du lịch làng quê và nghỉ dưỡng, sinh thái. Điểm đến vòng cung Tây Bắc mở rộng tuyến Sa Pa (Lào Cai) - Hà Giang - Mù Căng Chải (Yên Bái); Mai Châu (Hòa Bình) - Mộc Châu (Sơn La) cũng là tuyến thành công của năm qua... “Du lịch tuyến Tây Bắc đang là điểm đến mới với chất lượng dịch vụ đã được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp. Đồng bào dân tộc tại các điểm du lịch cộng đồng đã thay đổi nhận thức trong làm du lịch, tạo dựng bản sắc riêng để hấp dẫn du khách”, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá.


Du khách đang được giới thiệu lịch sử khu nhà Vương tại cao nguyên đá Hà Giang.

Về các tuyến du lịch đường dài, sự liên kết giữa hàng không và doanh nghiệp du lịch đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. “Ngay từ đầu năm, cả Vietnam Airlines và Vietjet Air đã có chương trình hợp tác cụ thể với những đơn vị tham gia nhóm kích cầu, có những ưu đãi linh hoạt, tạo điều kiện cho các đơn vị gom khách có những chuyến khởi hành định kỳ thường xuyên hơn”, ông Nguyễn Công Hoan, Phó giám đốc Hanoi Redtour, trưởng nhóm liên minh kích cầu miền Bắc nhận định. Chung quan điểm này, ông Trần Thế Dũng, Phó trưởng nhóm liên minh kích cầu TP Hồ Chí Minh đánh giá, với sự tham gia của hàng không Vietjet Air, du khách đã có nhiều lựa chọn loại hình dịch vụ, do đó lượng khách tham gia chương trình tăng đáng kể so với năm trước.

Một điểm đáng ghi nhận nữa của các địa phương có tiềm năng du lịch là việc liên kết các tuyến điểm theo vùng và khai thác các sản phẩm chuyên đề đã hình thành rõ nét. “Quảng Bình tập trung khai thác du lịch hang động và được bạn bè quốc tế mệnh danh là “vương quốc hang động” với nhiều tuyến điểm phục vụ chương trình thám hiểm, trải nghiệm khám phá hang động kết hợp với du lịch sinh thái. Hội An - Đà Nẵng - Huế tiếp nối hành trình di sản miền Trung; Nha Trang - Đà Lạt hình thành tuyến du lịch nghỉ dưỡng và khám phá vùng đất cao nguyên; An Giang - Hà Tiên - Phú Quốc là điểm du lịch nghỉ dưỡng mới của Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết.

Sự chuyển biến của địa phương trong điều hành, kết hợp với công tác quản lý chất lượng dịch vụ và tạo dựng sản phẩm đặc thù, là những thành công lớn của du lịch trong năm qua trong điều kiện kinh tế còn khó khăn. “Phát huy nội lực của từng địa phương và nỗ lực của từng doanh nghiệp là điểm nhấn của du lịch Việt Nam trong năm 2013. Trong khi đó, việc gắn kết của các bộ ngành trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của du lịch vẫn là điểm yếu, chưa kịp thời. Chính vì vậy, hiện Tổng cục Du lịch vẫn đang nỗ lực gửi những kiến nghị của doanh nghiệp du lịch kiến nghị Chính phủ có những giải pháp quyết liệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến xúc tiến quảng bá, quy hoạch, miễn giảm thuế, đơn giản thủ tục xuất nhập cảnh... để du lịch có thể phát triển bền vững”, ông Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.

Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách

Một trong những hoạt động đáng chú ý của ngành du lịch 2013 là nỗ lực cải thiện hình ảnh du lịch thông qua việc hình thành các trung tâm hỗ trợ du khách tại các điểm du lịch lớn cả nước. “Trước thông tin liên tiếp của báo chí về những vụ “ăn chặn” khách của lái xe taxi, xích lô, nhân viên khách sạn... với giá gấp hàng chục lần bình thường, cơ quan quản lý chuyên ngành và các địa phương đã vào cuộc quyết liệt hơn, từ đó đã chấn chỉnh một bước tình trạng chặt chém du khách”, ông Vũ Thế Bình đánh giá.

Còn ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng: “Báo cáo của doanh nghiệp phản ánh tình trạng mất an toàn với du khách tại các điểm du lịch tồn tại nhiều năm nhưng chưa được các địa phương xử lý triệt để. Trước kiến nghị của doanh nghiệp và phản ánh của truyền thông, vấn đề an ninh an toàn của du khách đã được đặt lên bàn của Chính phủ trong năm 2013. Chính vì vậy, trong tháng 9/2013, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 18 đảm bảo an ninh an toàn, phân định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, đây là điều quan trọng. Một số địa phương, doanh nghiệp và bộ, ngành đã vào cuộc như Bộ Công an đang nghiên cứu đề án thành lập cảnh sát du lịch, các địa phương thành lập trung tâm hỗ trợ khách du lịch, theo dõi quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền người dân”.

Thực tế năm 2013 cho thấy, khi các địa phương có những giải pháp tổng thể thì việc huy động sự tham gia của người dân sẽ làm nên bộ mặt an ninh an toàn cho xã hội. “Đó cũng là những hành động tích cực tạo điểm đến thân thiện, an toàn để khách có thể quay lại nhiều lần tới Việt Nam”, ông Lê Quang Đạo, Phó giám đốc Công ty du lịch Tầm Nhìn cho biết.

Năm 2014 vẫn được dự báo là nhiều thách thức và tác động tiêu cực từ yếu tố khách quan, bên cạnh tiếp tục chính sách vĩ mô của Chính phủ, vì vậy ngành du lịch xác định vẫn phải chủ động hơn để tự cứu mình. Ông Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: “Năm 2013, việc kích cầu hầu hết được phát động tại địa phương trên cơ sở kêu gọi sự gắn kết, liên kết doanh nghiệp, khu vực và hình thành chuỗi sản phẩm cần thiết. Từ thực tế năm 2013, tôi cho rằng không thể kêu gọi doanh nghiệp du lịch, dịch vụ giảm giá mãi được, mà quan trọng là giữ được chất lượng, hình thức thu hút khách và hấp dẫn hiện nay.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng về lượng khách sẽ không ào ạt như trước, mà theo hướng nâng chất lượng dịch vụ, lấy hiệu quả kinh tế làm chính. Đây cũng là thước đo và mục tiêu phấn đấu xây dựng những thương hiệu mạnh của doanh nghiệp, địa phương, vùng và cấp quốc gia. Có như vậy mới phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030, chuyển dần từ “lượng” sang “chất”, tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển bền vững. Năm 2014 sẽ tập trung hỗ trợ tạo thành liên kết huy động sức mạnh vùng miền, liên kết quảng bá xúc tiến những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền và hướng tới Năm du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014 tại Lâm Đồng”.


Read More...

Lý giải vì sao lượng tàu biển đến Nha Trang giảm sút


Trong khi ở các địa phương khác, lượng tàu biển đến tăng thì năm 2013, lượng tàu biển đến TP. Nha Trang giảm gần 24% so với năm 2012.

Địa phương khác thắng lớn

Lâu nay, hải trình của các chuyến tàu biển du lịch đến Việt Nam thường dừng lại ở Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long. Năm 2013, khi các địa điểm khác vẫn đón được một lượng lớn khách du lịch tàu biển thì Nha Trang lại chịu cảnh sa sút. Không khí đón tàu biển du lịch ở Vũng Tàu được gắn với từ “nhộn nhịp”, hàng trăm chuyến tàu biển đã đến và có hàng ngàn lượt du khách, thuyền viên lên bờ tham quan. Ở Đà Nẵng, khi nói về du lịch tàu biển trong năm qua, họ lại sử dụng cụm từ “đạt những kỷ lục mới”. Với hơn 100 chuyến tàu biển cập cảng cùng gần 100.000 lượt khách lên bờ đã mang đến nguồn thu không nhỏ cho nơi đây. Còn với Hạ Long, chính quyền địa phương nơi đây đã có nhiều động thái tích cực để thúc đẩy du lịch tàu biển. Chính vì thế, kết quả họ gặt hái được trong năm qua cũng trở thành niềm mơ ước của nhiều địa phương khác. Ở những địa chỉ kể trên, không chỉ có số lượng tàu du lịch, số lượt khách tàu biển tăng cao mà còn có sự tăng trưởng về thời gian tàu neo lại. Nếu trước đây, thời gian lưu lại của các chuyến tàu từ 6 đến 24 giờ, thì nay thời gian trên đã tăng từ 8 đến 48 tiếng.


*

Khách du lịch trên tàu Europa 2 lên bờ đi tham quan Nha Trang.
Theo một số người am hiểu về du lịch tàu biển, sở dĩ 3 địa phương trên đạt được những thành tích đó là do họ đã thực sự tạo được một môi trường hấp dẫn đối với khách du lịch tàu biển. Từ cơ sở hạ tầng đồng bộ, an ninh trật tự đảm bảo, phong cách đón tiếp trọng thị, chất lượng dịch vụ tốt, sản phẩm du lịch phong phú, phong cảnh thiên nhiên đa dạng... Bên cạnh đó, để các chuyến tàu lưu lại lâu hơn, những người làm tour cho khách tàu biển còn biết kết hợp dẫn khách đến những tỉnh, thành khác. Chẳng hạn, khách đến Vũng Tàu sẽ được đưa đi TP. Hồ Chí Minh, thậm chí đi đồng bằng sông Cửu Long; khách đến Đà Nẵng sẽ được đưa vào Hội An, ra Huế; khách cập cảng Hạ Long có thể đi Hà Nội... Như vậy, bên cạnh các sản phẩm du lịch nội vùng, mỗi khách tàu biển còn có thêm sự lựa chọn khác để có thể khám phá, tìm hiểu nhiều hơn về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.

Vì đâu giảm sút?

Năm 2013, chỉ có 29 chuyến tàu biển cập cảng Nha Trang (giảm 9 chuyến so với năm 2012), đưa 33.000 khách lên bờ (giảm 11.000 khách). Sự giảm sút về thị trường khách du lịch tàu biển trong năm qua là điều đã được nhiều người dự báo từ trước. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút trên có thể do những yếu tố khách quan như: Tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn; một số hãng tàu biển có đội tàu đến Việt Nam thay đổi hải trình... Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến các vị khách tàu biển thờ ơ với TP. Nha Trang là do chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu của họ. “Cơ sở hạ tầng của chúng ta còn nhiều yếu kém. Chúng ta chưa có được cảng du lịch để đón các tàu biển mà đang phải hoạt động chung với cảng hàng hóa. Điều kiện đường sá nhỏ hẹp nên khi cùng một lúc đón hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khách đi tham quan thành phố thì gặp rất nhiều khó khăn trong di chuyển”, ông Trần Triệu Hoàng Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ lữ hành (Công ty TNHH một thành viên Du lịch Khánh Hòa) cho biết.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh vào ngày 12-2, ông Trần Sơn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc giảm sút lượng khách du lịch tàu biển trong thời gian qua là vấn đề chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá xác đáng. Đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân chủ quan cần phải được làm rõ. Cái gì chúng ta có thể khắc phục được thì phải tìm mọi cách để khắc phục chứ không để tình trạng này kéo dài thêm.

Việc thiếu một cảng biển du lịch có thể xem là nhược điểm lớn nhất của TP. Nha Trang. Bởi hiện tại, công năng sử dụng chính của cảng Nha Trang vẫn là bốc xếp hàng hóa. Chính vì thế, trong nhiều lần đến cảng để đón khách tàu biển, chúng tôi luôn thấy sự nhếch nhác nơi đây. Đó là chưa kể tới tâm lý của những thuyền trưởng tàu biển du lịch thường không thích neo đậu ở cảng có tàu hàng. Cùng với đó, việc cảng Nha Trang không đón được những tàu du lịch có lượng khách lớn vào cập cảng, buộc phải tăng bo khách cũng là nguyên nhân.

Theo ông Bùi Minh Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại - Du lịch Phương Thắng, sở dĩ khách du lịch tàu biển không còn thích Nha Trang còn có nguyên nhân chúng ta không có sản phẩm du lịch mới. “Từ ngày Nha Trang đón chuyến tàu biển đầu tiên đến nay, sản phẩm du lịch dành cho khách tàu biển vẫn là tour đồng quê, tour tham quan thành phố. Nhưng chất lượng của các tour này đã giảm rất nhiều. Các yếu tố về an ninh trật tự, nạn chèo kéo, đeo bám, xin ăn cũng là những hình ảnh không tạo được thiện cảm đối với khách tàu biển”. Cùng quan điểm trên, bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị - Truyền thông Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết, trong năm 2013, Saigontourist đưa hơn 100 chuyến tàu biển đến Việt Nam, nhưng không có chuyến nào đến Nha Trang. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2014, Saigontourist đưa 55 chuyến tàu biển đến Việt Nam, nhưng chỉ có 2 chuyến cập cảng Nha Trang. “Ở Nha Trang, các tàu du lịch lớn không vào cập cảng được nên thuyền viên và hành khách rất e ngại. Ngoài ra, sản phẩm du lịch ở Nha Trang không mấy hấp dẫn đối với khách tàu biển nên họ không lựa chọn Nha Trang” - bà Trà nói.

Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, biểu hiện về thái độ đón tiếp du khách tàu biển của chúng ta trong mấy năm qua đã không còn nồng hậu như trước; sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các hãng lữ hành địa phương khi dẫn khách đi tham quan đã làm cho chất lượng tour giảm; việc liên kết với các địa phương khác trong khu vực gặp nhiều khó khăn... cũng là những yếu tố khiến cho lượng tàu biển và khách tàu biển đến Nha Trang giảm sút. Ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: “Sở sẽ tiếp tục có những kiến nghị với Bộ về vấn đề chuyển công năng sử dụng cảng Nha Trang để phục vụ du lịch. Tới đây, Sở sẽ đi kiểm tra, khảo sát lại các doanh nghiệp đang thực hiện việc đón tàu biển, chất lượng các tour tuyến phục vụ cho du khách tàu biển và có hướng mở thêm những sản phẩm mới”.


Read More...

Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung


Thời gian gần đây, các nhà đầu tư quốc tế đang dồn sự quan tâm và chú ý đến tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng... Hiện tại, ngọn cờ BĐS du lịch cũng đang đến tay vùng đất Phú Yên xinh đẹp.

Sau gần 5 năm trầm lắng do khủng hoảng kinh tế, giữa tháng 1/2014, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam dường như được hâm nóng trở lại khi Tập đoàn Rose Rock Group, thuộc sở hữu của gia đình tỉ phú người Mỹ Rockefeller, cho biết sẽ hợp tác với Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô phát triển một tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp trị giá 2,5 tỉ USD tại vịnh Vũng Rô, tỉnh Phú Yên.
Theo quy hoạch, dự án tổ hợp nghỉ dưỡng vịnh Vũng Rô sẽ gồm 3 khu chính: The Marina, The Village và Bãi Môn. Ba khu này được kết nối bằng đường tản bộ dài 2,5 km có tên gọi The Green Thread. Sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên với vịnh nước sâu và kín gió, The Marina là cửa ngõ của vùng vịnh Vũng Rô. Đây sẽ được xem là điểm đến chủ đạo với bến du thuyền 350 chỗ đậu, khách sạn ven biển và các khu mua sắm, các quán bar, nhà hàng dọc theo bờ biển.
“Chúng tôi hy vọng sẽ biến nơi đây thành một điểm đến nổi bật của du khách, cư dân, những người thích cuộc sống có phong cách tại châu Á - Thái Bình Dương. Với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi sẽ mang đến cho khu nghỉ dưỡng nét độc đáo và phong phú nhằm tăng thêm giá trị cho ngành du lịch Việt Nam”, ông Collin Eckles, Giám đốc Điều hành Rose Rock Group, nói.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2013, một dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác là Khu Du lịch Long Hải cũng đã được khởi công tại sông Cầu. Đây là dự án liên doanh giữa Công ty Cổ phần Đại Thuận và Tập đoàn Hoya (Hàn Quốc) với tổng diện tích hơn 4 ha, vốn đầu tư cho giai đoạn đầu là 3 triệu USD. Trong khi đó, Công ty Du lịch Sao Việt cũng đang lên kế hoạch đầu tư 20 triệu USD để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp trên bãi biển Tuy Hòa.
Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Hoya - Đại Thuận, Phú Yên có tiềm năng du lịch không thua gì Đà Nẵng hay Nha Trang. Dọc theo con đường ven biển của Phú Yên xuống phía Nam, hoặc ngược ra Bình Định ở phía Bắc, có những bãi biển đẹp như Bãi Môn - Mũi Điện với ngọn hải đăng hàng trăm năm tuổi, hay Bãi Tràm, Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Từ Nham. Những bãi biển này đều nằm trong những thắng cảnh đẹp như vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan.
Sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế đối với Phú Yên đã cho thấy tiềm năng của tỉnh duyên hải miền Trung này. Tuy nhiên, có vẻ như Phú Yên không may mắn khi tiềm năng được nhận ra vào lúc nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn.


Tháo nút thắt giao thông

Trước đây, Phú Yên đã mất 3 năm liền xúc tiến và đàm phán với Tập đoàn Sama Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) về kế hoạch đầu tư hàng chục tỉ USD xây dựng các khu nghỉ dưỡng ở đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, gành Đá Dĩa và nâng cấp sân bay Tuy Hòa.
Mọi nỗ lực của tỉnh đều dành cho việc đàm phán dự án này, nhưng khi các bên đã gần đi đến thống nhất các điều khoản thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra và Sama Dubai đã ngừng dự án.
Một nhà đầu tư đến từ Brunei cũng đăng ký đầu tư hơn 4,3 tỉ USD để xây dựng Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Phú Yên tại Bãi Xép - Hòn Chùa. Theo kế hoạch, nhà đầu tư này sẽ xây dựng 8.500 phòng khách sạn, sân golf và khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới, dự án này đến nay mới chỉ dừng ở giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Hiện tại, với việc nền kinh tế thế giới đang dần khởi sắc, dòng vốn rót vào thị trường nghỉ dưỡng có thể trở nên khả quan hơn. Và cơ hội thu hút vốn cho các tỉnh có tiềm năng như Phú Yên cũng cao hơn.
Theo một chuyên gia bất động sản nghỉ dưỡng (không muốn nêu tên), quỹ đất ở Nha Trang và Đà Nẵng không còn nhiều, đặc biệt là những khu vực bờ biển còn giữ được nét hoang sơ. Do đó, Phú Yên sẽ là lựa chọn mới cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡngkhi nhắm đến khu vực miền Trung. Vấn đề là Phú Yên cần phải giải quyết hai nút thắt chính: quảng bá, xúc tiến đầu tư - du lịch và cải thiện hệ thống giao thông.
Ông Trịnh Quang Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt, cho rằng yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút nhà đầu tư và du khách đến với Phú Yên là giao thông đường không và đường bộ. Đây là khó khăn mà Phú Yên đang đối mặt. Không ai muốn đi du lịch Phú Yên, nếu mất tới 12 tiếng đi bằng đường bộ từ Tp.HCM.
Còn muốn đi máy bay từ Hà Nội hay Tp.HCM đến Phú Yên, khách phải dậy rất sớm, bay bằng máy bay nhỏ và giá vé lại cao. “Nếu vấn đề giao thông được khắc phục, không có lý do gì ngành du lịch Phú Yên lại không phát triển”, ông Bảo nhận định.
Hai dự án quan trọng những người làm du lịch như ông Bảo đang trông đợi là nhà ga mới của sân bay Tuy Hòa và hầm đường bộ Đèo Cả. Riêng hầm đường bộ Đèo Cả, với tổng vốn đầu tư 15.603 tỉ đồng, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Khi đó, thời gian di chuyển giữa Phú Yên và Khánh Hòa sẽ được rút ngắn đáng kể và tránh được đèo dốc nguy hiểm, như thế sẽ có thể thúc đẩy du lịch phát triển.
Hiện nay, dự án xây dựng Khu dân dụng Cảng hàng không Tuy Hòa, với tổng vốn đầu tư 353 tỉ đồng, đang chạy nước rút để có thể khai trương nhà ga mới vào tháng 9 năm nay. Khi đó, nhà ga mới sẽ có thể đón hơn 550.000 lượt khách mỗi năm, tăng gần 10 lần so với công suất của nhà ga hiện hữu. Một con đường lớn chạy qua sân bay về thành phố Tuy Hoà cũng đang được hoàn thiện.
Có lẽ ngọn cờ bất động sản du lịch đang đến tay của Phú Yên.


Read More...

Khám phá điễm du lịch lý tưởng, hấp dẫn trong dịp tết



Dân Việt - Đến Mộc Châu ngắm hoa đào, hoa mận rừng, tới Sapa trong mây mù, hay đắm mình trong nắng nhẹ, biển xanh ở Đà Nẵng… sẽ là những lựa chọn thú vị của nhiều người trong dịp nghỉ Tết năm nay.

Với nhiều người đi xa gia đình, mỗi dịp Tết đến là khoảng thời gian để đoàn viên, sum họp. Nhưng với nhiều gia đình đây lại là khoảng thời gian để có thể tổ chức một chuyến du lịch đi xa, nghỉ dưỡng sau một năm bận rộn.

Đi du lịch Mộc Châu năm mới



Mộc Châu - một thảo nguyên rất đặc biệt của núi rừng Tây Bắc là một điểm đến khá gần dành cho những ai ở miền Bắc, vừa muốn ăn Tết ở nhà, vừa muốn được đổi gió đôi chút. 


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau hai ngày Tết với không khí đầm ấm đón Tết tại nhà, bạn và gia đình hoặc bạn bè có thể lên đường cho chuyến đi Mộc Châu 4 - 5 ngày là lựa chọn rất hợp lý.

Mộc Châu dịp Tết khá lạnh, nhưng rất đẹp bởi vào mùa xuân, hoa mơ, hoa mận nở trắng núi rừng. Bạn sẽ thấy những cánh đồng hoa dại dập dờn mỗi bước chân qua, lưu lại trên mái tóc và bồng bềnh trôi theo áng mây chiều. Chỉ cần đến đây một lần, chắc chắn nhiều người sẽ muốn đến thêm lần nữa. 
Ngoài ra, nếu đến đây vào dịp Tết, bạn có thể hòa mình vào bầu không khí đón Tết 2014 tưng bừng của đồng bào các dân tộc phía Bắc.

Nơi đây, văn hóa ẩm thực cũng vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các món rau tươi, ngon sạch mà giá cả rất phải chăng, không có tình trạng chặt chém. Vì vậy, Mộc Châu là điểm đến tuyệt vời, vừa thỏa mãn đam mê du lịch, vừa không tốn kém.

Tết này đến Sapa, tại sao không?

Cũng là một lựa chọn không tồi cho kỳ nghỉ Tết 2014 ở miền Bắc, Sapa nổi tiếng với cảnh đẹp núi non trong mây mù và sắc màu thổ cẩm của các dân tộc miền núi. 

Bạn có thể ghé thăm Cổng trời, các thung lũng nở hoa, bản Tả Phìn… và thưởng thức trứng nướng, khoai nướng thơm, ấm cùng các món ăn dân tộc ngon lạ khi đêm xuống. 



Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sapa mùa xuân còn là thời điểm bạn được hòa mình trong những phiên chợ nhiều màu sắc, thưởng thức nhiều món ăn độc đáo, gặp gỡ người dân và lắng nghe tiếng đàn môi, sáo, khèn da diết của con trai phố núi lãng mạn, tài hoa...

Đón xuân trên vịnh Hạ Long
Đối với số đông người Việt, du xuân trên biển có lẽ chưa phải là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, vào dịp Tết này, bạn và gia đình nên thử trải nghiệm cảm giác du xuân trên vịnh Hạ Long, bạn sẽ nét quyến rũ lạ lùng của biển trời ngày xuân. 


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nước biển đã xanh lại càng xanh hơn, gió và sóng biển nhẹ nhàng càng thêm nhẹ nhàng hơn, và tô điểm trong bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy là những chiếc thuyển nhỏ của cư dân miền biển Hạ Long háo hức… đón xuân. 

Tuy nhiên, hãy chuẩn bị thật chu đáo trước khi quyết định đến đây, bởi bạn sẽ phải mạnh tay trong việc “rút hầu bao”. Giá vé tham quan vịnh Hạ Long vào ban ngày là 150.000 đồng, chưa kể đến việc thưởng thức hải sản ở đây cũng khá đắt đỏ. Bù lại, giá cả nhà nghỉ, khách sạn lại khá dễ thở, chỉ khoảng 300.000-400.000 đồng/một ngày đêm.

Đến Thủ đô du xuân

Mùa thu Hà Nội là mùa được nhắc đến nhiều trong thơ văn, bài hát… Tuy nhiên, vào mùa xuân, cảnh sắc Thủ đô đẹp man mác cũng khiến tâm hồn như dịu lại.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bạn có thể đến với Hồ Gươm, ngắm mặt hồ thinh lặng, những cây lộc vừng vàng rực lá, hoa sưa trắng tinh khôi.

Khắp nơi, mọi người đều du xuân trảy hội, hái lộc đầu năm mong cả năm an lành, phước lộc. Nét duyên của mùa xuân Hà Nội còn lan tỏa từ không khí Tết nơi phố cổ, hăng hái chen chân hái lộc trên đất Bắc, sẽ là dịp mà mọi du khách đều có thể cảm nhận rõ những tinh túy trong văn hóa Tết của người Việt.

Đêm giao thừa, bạn có thể hòa vào dòng người đông đúc xem bắn pháo hoa tại các điểm: Hồ Gươm, hồ Văn Quán, Mỹ Đình… 

Mua vé đi xem phim dịp Tết âm lịch cũng là lựa chọn không tồi khi thời điểm này các rạp không đông và có nhiều bộ phim Tết vui nhộn. Bạn cũng sẽ được tận hưởng bầu không khí Tết Hà Nội của những năm về trước với sự vắng vẻ, thanh bình và cũng chẳng tốn nhiều tiền!

Đến Đà Nẵng đón xuân - sự lựa chọn thú vị dịp Tết



Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khí hậu trong lành với những tòa nhà cao vút, đêm với không gian mờ ảo, cầu Sông Hàn thơ mộng hứa hẹn một chuyến đi thú vị cho bạn và gia đình vào dịp Tết 2014.

Khi đến với Đà Nẵng, bạn nên đến Bà Nà. Với cái se lạnh vào cuối năm rất giống không khí Đà Lạt hay khí trời Châu Âu, Bà Nà quả là điểm đến khá thú vị - nơi du khách có thể tìm thấy những khoảnh khắc thảnh thơi yên bình nhất cho tâm hồn. 

Du lịch Bà Nà dịp Tết Giáp Ngọ là một trong những lựa chọn rất hợp lý, để mọi người có thể xua tan những căng thẳng, mệt mỏi và lo toan của cả một năm dài.

Với những ai ở Hà Nội, có thể đặt vé du lịch theo tour, tuy nhiên, nếu muốn tự mình khám phá Đà Nẵng dịp Tết này, bạn hoàn toàn có thể du lịch tự túc. Nếu có điều kiện, bạn nên tự đặt vé máy bay, nếu không, bạn có thể đi tàu, đi ô tô…

Nha Trang - điểm đến hấp dẫn dịp Tết

Nha Trang là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích trốn lạnh. Thời tiết nắng ấm, chan hòa, biển xanh và nhiều hoạt động vui chơi khiến Nha Trang trở thành điểm đến số một trong dịp Tết âm lịch năm nay. Ngoài khu Vinpearl Land, du khách có thể tới thăm nhiều khu du lịch ăn khách như: Suối khoáng nóng Tháp Bà, chợ Đầm, biển Dốc Lết, nhà thờ Chánh Tòa…



Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đến với Nha Trang trong những ngày Tết, chắc hẳn bạn sẽ được tận hưởng nét đẹp rất riêng và thú vị của thành phố biển hiền hòa. Nằm trong không gian xuân yên bình của những bãi biển xanh thắm, những chợ hoa nhộn nhịp không xô bồ, là một thế giới giải trí tươi vui hiện đại với những người dân xứ biển nhiệt tình, phóng khoáng. Một lần đón tết Nha Trang để bạn tận hưởng nhịp sống vừa chậm rãi, vừa nhộn nhịp, nồng ấm chân tình khi đất trời biển đảo vào xuân.

Đà Lạt mộng mơ

Được mệnh danh là thành phố mùa xuân, Đà Lạt luôn có sức quyến rũ đặc biệt đối với du khách khắp nơi bởi không khí trong lành, khung cảnh nên thơ. 

Đến Đà Lạt, bạn có thể đến với những rừng thông trùng điệp, đến với thác, suối và thoải mái thả hồn vào những cánh đồng hoa. 



Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thành phố của những loài hoa là điểm đến tuyệt vời cho những đôi tình nhân vào dịp cuối năm và những gia đình tìm phút giây ấm áp quây quần bên nhau. 

Đặc biệt, năm nay Đà Lạt kỷ niệm 120 năm thành lập với sự kiện Festival hoa Đà Lạt và chào đón Năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện thú vị cho bạn và gia đình trải nghiệm trong thời gian đón Tết ở nơi đây.

Du lịch nước ngoài dịp Tết

Nếu “rủng rỉnh” hơn một chút, bạn có thể lựa chọn kỳ nghỉ khám phá các quốc gia khác. Những nước Đông Nam Á lân cận đứng đầu trong danh sách: Thái Lan, Lào, Campuchia… 



Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ưu điểm của những nơi này là giá sinh hoạt rẻ hơn, dễ mua sắm. Rộng rãi hơn một chút, bạn cũng có thể tới Singapore, Indonesia để tận hưởng một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. 

Đặc biệt, nếu “sang” hơn, bạn hãy lựa chọn cho mình những quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Italy, Đức… Vẻ đẹp của những đất nước này không cần phải bàn cãi và tuyệt vời hơn cả là Tết âm lịch rơi đúng vào mùa giảm giá tại những nơi đó!

Read More...

Tăng trưởng du lịch trong năm 2014

(Chinhphu.vn) - Năm 2013 là năm hết sức khó khăn và nhiều thách thức với ngành Du lịch nói riêng, tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch đã nỗ lực không ngừng để đạt được những thành tích hết sức ấn tượng, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho năm 2014. 

Trong 5 tháng đầu năm 2013, ngành Du lịch tăng trưởng âm nhưng với sức tăng trưởng mạnh mẽ 6 tháng cuối năm đã đưa cả năm tăng hơn 10,4% với 7,5 triệu lượt khách quốc tế 37,5 triệu khách nội địa. 

Nhiều dấu ấn

Tại Hội nghị vinh danh các doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu 2013, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho biết năm 2013, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 230.000 tỷ đồng, tăng 25% so với 2012. 

Cùng với chính sách cho các kỳ nghỉ dài ngày, các chương trình kích cầu du lịch giảm giá đã thúc đẩy người dân du lịch và chi tiêu nhiều hơn. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết đây mới chỉ tính số tiền khách du lịch bỏ ra chứ chưa tính doanh thu từ du lịch. Nếu tính cả doanh thu từ du lịch (những doanh thu của các ngành dịch vụ phục vụ cho du lịch như vận tải, nhà hàng khách sạn, dịch vụ văn nghệ cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch) từ địa phương tới Trung ương thì con số này có thể gấp 1,65 lần. 

Những con số trên thể hiện 3 dấu ấn của ngành Du lịch Việt Nam. 

Thứ nhất, với việc đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, chúng ta đã tăng gấp 3 lượng khách quốc tế sau 4 năm và đã cán đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng (2008, 2009). 

“Đây là những thành tích rất đáng tự hào nhờ sự đóng góp của những địa phương trọng điểm du lịch và các doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu”, ông Tuấn cho hay. 

Điểm nổi bật thứ hai là Chiến lược phát triển du lịch 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định phát triển du lịch thay vì trên diện rộng, sẽ chuyển sang chiều sâu, tập trung vào chất lượng, thương hiệu, hiệu quả. Và năm 2013 là năm tạo dấu ấn mới cho việc thực hiện chiến lược này khi tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch quốc tế bắt đầu cao hơn chi tiêu của khách du lịch nội địa chiếm 25% tổng thu từ khách du lịch. 

Du lịch Việt Nam bước đầu hình thành các trung tâm động lực phát triển du lịch của địa phương với sản phẩm đa dạng hơn. 

Ở phía Bắc có sự hình thành rõ nét của tứ giác Hà Nội-Hạ Long-Hải Phòng-Ninh Bình. Sau đó, chuỗi miền Trung cho đến Huế với trung tâm là Đà Nẵng kết nối với Huế. Duyên hải Nam Trung Bộ có 2 tâm điểm là Nha Trang (Khánh Hòa) và Phan Thiết (Bình Thuận). Ở phía Nam, trung tâm là TPHCM kết nối với các tỉnh lân cận. Ở Tây Nguyên thì Đà Lạt (Lâm Đồng) là trung tâm của cả vùng. 

Như vậy định hướng trọng tâm trọng điểm bắt đầu định hình rõ nét hơn với những sản phẩm ngày càng đa dạng và khác biệt. 

Thứ ba, hệ thống doanh nghiệp du lịch phát triển mạnh bước đầu hình thành những tổng công ty thương hiệu mạnh. Đơn cử như Saigontourist, năm 2013 doanh thu đạt 14.000 tỷ đồng, trong đó 2.700 tỷ đồng từ lữ hành nội địa (tăng 29%). Còn Vietravel đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng từ kinh doanh lữ hành. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp, tập đoàn như Vingroup, Mường Thanh, SunGroup (Đà Nẵng) cho ra đời các chuỗi khách sạn chất lượng cao, xu hướng nổi trội của năm 2013, mang tính chất bứt phá của doanh nghiệp Việt Nam. 

Năm 2013, chúng ta cũng đã tập trung thực hiện Chiến lược quy hoạch tổng thể và 3 quy hoạch vùng du lịch; xây dựng Chiến lược phát triển tổng thể du lịch và Chiến lược về phát triển thương hiệu du lịch. Trên cơ sở đó, các địa phương, doanh nghiệp xây dựng chiến lược, sản phẩm và thương hiệu của riêng mình cho phù hợp với chương trình tổng thể. 

Ngoài ra, 4 điểm đến (Hà Nội, Hạ Long, TPHCM, Đà Nẵng) được bầu chọn là những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á; 4 khách sạn (Metropole, Hayaat, Nam Hải và Residence) cũng nằm trong top 500 khách sạn tốt nhất châu Á. Đây là sự công nhận về chất lượng của quốc tế với dịch vụ và khách sạn cao cấp của Việt Nam.

Năm qua cũng đánh dấu là năm có nhiều hoạt động, chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ VHTTDL, nhằm đảm bảo môi trường du lịch văn minh, bảo vệ an toàn an ninh cho du khách. 

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã đi làm việc với 19 tỉnh trên cả nước về vấn đề an toàn an ninh cho du khách, trong đó đặc biệt chú ý tới những điểm "nóng" về tình trạng chèo kéo, đeo bám khách như TPHCM, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Thanh Hóa… Kết quả là các địa phương này đã vào cuộc quyết liệt, có nhiều giải pháp mạnh để chấn chỉnh, tiến tới chấm dứt tình trạng đó. Chẳng hạn như Thanh Hóa đã thay đổi nhân sự lãnh đạo tại địa phương để mất an toàn, an ninh du lịch; TPHCM thành lập lực lượng bảo vệ du khách. Nhiều địa phương như Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh đều cam kết siết chặt công tác thanh tra quản lý để giữ gìn môi trường du lịch. 

Năm 2014: Tập trung phát triển chiều sâu




Trước hết, định hướng phát triển du lịch Việt Nam năm 2014 được xác định rõ là tập trung vào chiều sâu thay vì cách làm diện rộng tràn lan, tự phát như trước. 

“Đây là cơ hội rất tốt để chúng ra thúc đẩy phát triển du lịch. Với mục tiêu thu hút 8,3 triệu lượt khách quốc tế, 37,5 lượt khách nội địa, doanh thu về du lịch tăng 250.000 tỷ đồng, nếu quyết tâm tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn lạc quan. 

Nhưng những thách thức của ngành Du lịch năm 2014 cũng không nhỏ. Nền kinh tế thế giới và trong nước chưa phục hồi mạnh sẽ ảnh hưởng đáng kể tới ngân sách dành cho du lịch của người dân. Năm 2013 các doanh nghiệp đã bắt tay với hàng không để xây dựng các sản phẩm tour giảm giá kích cầu, tuy nhiên, tiếp tục duy trì lượng sản phẩm này trong năm 2014 cũng đang là bài toán khó với các doanh nghiệp. 

Chúng ta cũng chưa có những giải pháp hiệu quả, quyết liệt và rốt ráo để có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như các địa phương phát triển du lịch. Môi trường du lịch vẫn chưa văn minh, tệ nạn cướp giật chèo kéo, chụp giật lừa đảo du khách vẫn là điểm nóng chưa dễ triệt tiêu...

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp song các cấp, ngành, địa phương chưa có sự vào cuộc đúng mức để đảm bảo an toàn cho du khách, giữ gìn hình ảnh đẹp của Việt Nam. 

Vì vậy, trong năm nay, Bộ VHTTDL sẽ tập trung gỡ những vướng mắc khó khăn về chính sách thuế, visa, và môi trường du lịch đảm bảo an ninh an toàn cho du khách. Tổng cục Du lịch nỗ lực giải quyết điểm nóng, đặc biệt là vấn đề an toàn an ninh cho khách du lịch. 

Đây không chỉ là giải pháp tạo môi trường an toàn cho khách du lịch mà còn là cách xúc tiến du lịch tại chỗ. Bởi theo ông Tuấn “tạo môi trường an tâm thân thiện với khách du lịch sẽ giữ chân du khách ở lại dài ngày, kéo du khách trở lại, đồng thời thu hút thêm du khách mới. Như vậy mới là phát triển du lịch bền vững”. 

Tổng cục Du lịch cũng có kế hoạch tập trung sửa Luật Du lịch vì nhiều quy định trong Luật không còn phù hợp với điều điều kiện hiện nay (chẳng hạn như các quy định về cấp thẻ hành nghề cho hướng dẫn viên, quản lý kiểm soát hướng dẫn viên du lịch chui, doanh nghiệp lữ hành chui...). 

Ông Tuấn cũng đề nghị các Hiệp hội du lịch cần đóng vai trò liên kết mạnh mẽ hơn nữa để gắn kết cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ngành khác cũng như địa phương để cùng xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam bền vững.


Read More...

Lượng khách du lịch tăng đột biến trong dịp tết Giáp Ngọ

Tết Giáp Ngọ 2014, ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công do người dân được nghỉ dài, thời tiết thuận lợi, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao, nhất là với các tour ngắn từ 3-5 ngày. 

Người dân lựa chọn tour khá phong phú, từ các tour đến vùng biển, vùng núi cho đến miền Tây Nam Bộ sông nước... Thời gian này cũng đang là mùa cao điểm khách quốc tế trong năm của du lịch nước ta. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, lượng khách du lịch Tết Giáp Ngọ tăng khoảng 20% so với năm 2013. 





Lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đà|Nẵng chúc mừng những vị khách quốc tế đầu tiên đến Đà Nẵng năm Giáp Ngọ. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Thông tin từ nhiều trọng điểm du lịch của nước ta như Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế… cho thấy lượng khách du lịch trong nước, quốc tế đều tăng. Tại Hà Nội, ước lượng đã đón hơn 100.000 lượt khách quốc tế, phục vụ hơn 2.5 triệu lượt khách nội địa. Khách ở cả hai thị trường nội địa và quốc tế đều tăng hơn 10% so với Tết 2013. 

Tại Thừa Thiên- Huế, chỉ trong 3 ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đã đón khoảng 60.000 lượt khách du lịch, trong số này hơn 2/3 là khách quốc tế. Láng giềng của Thừa Thiên – Huế là Đà Nẵng cũng đã đón 180.000 lượt khách đến vui Xuân Giáp Ngọ, trong đó lượng khách quốc tế lên đến 60.000 người, tăng hơn 22% so với Tết Quý Tỵ. Đây là khởi đầu rất thuận lợi cho du lịch Đà Nẵng, hứa hẹn một năm thành công lớn của du lịch của thành phố biển. 

Khánh Hòa – một trọng điểm du lịch của khu vực Nam Trung Bộ đã có một mùa đón khách thành công với hơn 153.000 lượt khách. Đặc biệt, Tết Nguyên đán diễn ra trong nền thời tiết thuận lợi nên tại Nha Trang đã tổ chức thành công nhiều hoạt động đón Tết đậm chất truyền thống, giúp cho du khách, nhất là khách quốc tế thưởng thức được hết nét đẹp văn hóa đón Xuân nơi đây. Bà Rịa- Vũng Tàu đã đạt doanh thu hơn 79 tỷ đồng, tăng 14% so với Tết 2013 sau khi phục vụ gần 160.000 lượt khách du lịch. 

Cao nguyên đá Đồng Văn – Công viên địa chất toàn cầu cũng đã đón 4.500 lượt khách chỉ trong 3 ngày Tết, doanh thu hơn 4 tỷ đồng. Đây là tín hiệu vui đối với cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và du lịch Hà Giang nói chung trong dịp Tết này... 

Thống kê từ phía các đơn vị lữ hành hàng đầu Việt Nam như Saigontourist, Vietravel... cũng mang lại niềm vui, sự động viên, khích lệ cho những người làm du lịch cả nước. Saigontourist đã khởi động mùa kinh doanh đầu năm mới 2014 đầy ấn tượng với hơn 69.000 du khách trong nước và quốc tế trong dịp Tết Giáp Ngọ. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 53.000 khách, du lịch nội địa và người Việt đi du lịch nước ngoài đạt hơn 16.000 khách. Còn với Viettravel, lượt khách xuất hành trong 9 ngày Tết đã tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2013. Cũng trong 9 ngày xuân, Vietravel đã đón gần 1.000 khách đến từ các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc... 

Sau Tết Nguyên đán, các đơn vị lữ hành cùng với các tỉnh, thành phố có địa điểm du lịch lễ hội, tâm linh nổi bật như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, An Giang... đều đã chuẩn bị để đón lượng lớn khách nội địa từ khắp cả nước đến hành hương, du xuân... 

Năm 2014, du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Hết tháng 1/2014, lượng khách du lịch đến nước ta ước đạt 722.349 lượt, tăng 7,45% so với tháng 12/2013 và tăng 20,79% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng khách quốc tế tăng trưởng cao ngay từ đầu năm và trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ góp phần thúc đẩy du lịch nước ta nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

Read More...