Những điều khiến du khách phải đi du lịch Mũi Né

Mũi Né là một địa danh du lịch nổi tiếng của vùng đất Phan Thiết. Nơi đây từ lâu đã thu hút rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Điều gì ở Mũi Né hấp dẫn du khách đến như vậy. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem “Những điều khiến du khách phải đi tour du lịch Mũi Né” để những bạn đọc quan tâm đến điểm du lịch này có thêm thông tin và tìm đến.

1. Thưởng thức hải sản ở Mũi Né

Du lịch biển thì tìm thưởng thức những món ngon từ biển. Điều đó là tất nhiên. Đến Mũi Né mà chưa thử hải sản ở đây thì chưa biết độ tươi ngon của nó như thế nào. Thưởng thức hải sản ngay tại biển là một trong những điều thú vị khi đi du lịch Mũi Né. Có thể, cùng là hải sản nhưng du khách sẽ có sự cảm nhận khác nhau về chất lượng, độ tươi ngon giữa vùng Mũi Né so với các vùng biển khác như Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Vũng Tàu.. Do vậy, Quý khách đừng quên tìm thưởng thức các loại hải sản tươi ngon ở đây. Chúng ta cũng có thể kể thêm mục “thưởng thức hải sản” vào danh sách “Những điều khiến du khách phải đi du lịch Mũi Né”.


Đến Mũi Né nhớ tìm thưởng thức hải các loại sản tươi ngon

2. Nghỉ dưỡng tại resort ở Mũi Né

Du lịch là dịp để du khách tận hưởng các dịch vụ tại các khu resort. Nếu các khách sạn thường đơn thuần là phục vụ nhu cầu có “một chỗ nghỉ ngơi” cho du khách thì các khu resort lại phục vụ cả vấn đề nghỉ mát, nghỉ dưỡng và giải trí. Ở Việt Nam, ngoài Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng… là có các khu resort cao cấp thì ở Mũi Né – Phan Thiết cũng được xem là “thiên đường resort”. Vì thế, nếu đi du lịch Mũi Né, thêm một điều du khách cũng nên làm đó là thử tận hưởng các dịch vụ tiện nghi và cao cấp ở resort như hồ bơi, spa, jacuzzi (bồn tắm nước nóng có tạo sóng, dùng để thư giãn bằng cách massage nhờ vào lực tác động của nước gây ra bởi các luồng nước từ các máy bơm nhỏ xung quanh), nhà hàng, bãi tắm riêng, phòng gym…

3. Tắm biển ở Mũi Né

Mũi Né không chỉ có những triền cát đẹp lung linh mà còn có những bãi tắm sạch. Nước biển ở Mũi Né xanh trong như màu ngọc bích. Dọc các bãi tắm này thường có những rặng dừa xanh nghiêng bóng, những hàng dương vi vút, lao xao. Đi Tour du lịch Mũi Né mà không thử tìm đến những bãi tắm tuyệt đẹp để ngâm mình dưới làn nước trong xanh hay đùa giỡn cùng sóng biển thì xem như chuyến đi chưa được trọn vẹn. Du khách có thể tìm đến các bãi tắm đẹp ở Mũi Né như bãi tắm ở Đồi Dương, Bãi Rạng, Bãi Sau, Hòn Rơm…


Mũi Né có nhiều bãi tắm sạch đẹp

4. Tắm bùn khoáng ở Mũi Né

Mũi Né hiện nay cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng với dịch vụ tắm bùn khoáng nóng dành cho du khách. Đi Tour Mũi Né du khách thường không bỏ qua cơ hội được tắm bùn khoáng nóng và massage “ôn tuyền thủy liệu pháp”. Ngoài thời gian tham quan các cảnh đẹp, du khách còn có thể thư giãn tại khu vực có các dịch vụ tắm bùn khoáng này. Cảm giác thoải mái và sảng khoái với làn da căng tràn, đầy nhựa sống sẽ giúp cho du khách thêm nhiều năng lượng cho hành trình khám phá Mũi Né. Tắm bùn khoáng nóng là liệu pháp trị liệu tự nhiên, rất tốt cho cơ thể con người. Do vậy, nhiều du khách đi du lịch Mũi Né thường xem đây là một việc nên làm, nên tận hưởng. Đây cũng được xem là một trong “Những điều khiến du khách phải đi du lịch Mũi Né”.

5. Ngắm bình minh – hoàng hôn ở Mũi Né

Không cần có tâm hồn lãng mạn thì dường như ai cũng thích thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm trên mặt biển. Hai thời khắc đó là lúc bình minh ló dạng và khi hoàng hôn sắp tắt. Đi du lịch biển Mũi Né mà bỏ lỡ 2 khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày này thì chuyến đi sẽ kém phần thú vị. Nếu như khoảnh khắc đón ánh bình minh làm cho du khách có cảm giác phấn chấn, sảng khoái thì khi chia tay những vệt nắng cuối cùng trên mặt biển sẽ khiến cho du khách có cảm giác bồi hồi xen lẫn chút buồn man mác. Thường khi đi Tour du lịch Mũi Né, du khách hay đến địa điểm có ngọn Hải Đăng Kê Gà để ngắm bình minh hay hoàng hôn.


Mũi Né đẹp nổi tiếng với những triền cát trắng mịn

6. Đi chợ hải sản ở Mũi Né

Nếu đi du lịch Phú Quốc du khách hay đến chợ đêm Dinh Cậu thì đi du lịch Mũi Né du khách cũng thường tìm đến chợ hải sản vào lúc sáng sớm. Giống như nhiều làng chài ven biển khác, các làng chài ven biển Mũi Né – Phan Thiết bán nhiều loại hải sản tươi ngon từ chính ngư dân đánh bắt từ biển khơi trở về. Du khách có thêm cơ hội thưởng thức hải sản tươi ngon vừa mới vào bờ với giá cả phải chăng, mà người dân làng chài cũng có thêm thu nhập cho cuộc sống. Tuy nhiên, nếu du khách muốn đi chợ này, hãy hỏi thăm người dân địa phương về địa điểm tụ họp và phải đi từ rất sớm. Đi chợ hải sản giá rẻ là một trong “Những điều khiến du khách phải đi du lịch Mũi Né”.

7. Chụp hình ở Mũi Né

Thiên nhiên đã ban tặng riêng cho Mũi Né những đồi cát đẹp tuyệt vời. Qua từng cơn gió, “khuôn mặt” của những đồi cát này cũng khác nhau. Có những khuôn mặt đẹp đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhiếp ảnh gia đã thích thú, say mê, thậm chí là “nghiện” chụp những bức ảnh đẹp, đầy tính nghệ thuật ở Mũi Né. Du khách cũng vậy. Nhiều du khách đi Tour Mũi Né bao giờ cũng muốn ghé đến Bàu Trắng, Bàu Sen hay Đồi cát vàng, Đồi cát bay để chụp ảnh. Chiếc máy ảnh là điều du khách nghĩ ngay đầu tiên trước khi lên đường đi du lịch Mũi Né. Và chắc chắn máy ảnh là vật dụng quan trọng để du khách có thể chụp lại những khoảnh khắc đẹp chưa-từng-thấy ở Mũi Né làm kỷ niệm.


Mũi Né là điểm lý tưởng để có những bức ảnh đẹp

8. Trượt cát ở Mũi Né

Du lịch đến Mũi Né, rất nhiều du khách thích thú với trò chơi trượt cát. Cát ở đây nhiều vô kể, những triền cát rộng và dài miên man sẽ lôi cuốn sự chú ý của du khách. Du khách du lịch đến đây thường không quan tâm đến việc quần áo bị dính đất cát mà cứ mải mê chinh phục những triền cát có độ dốc cao. Trước khi đi du lịch Mũi Né, nhiều du khách được “gợi ý” mang theo ván trượt tự chế bằng carton hoặc nhựa để tham gia vào trò chơi này. Tuy nhiên, đến đó du khách vẫn có thể thuê được. Trượt cát là một trò chơi thể thao hấp dẫn, thú vị mà bất cứ du khách nào đến với những triền cát sạch mịn của Mũi Né đều muốn thử. Một số du khách khác lại thích chinh phục những đồi cát cao bằng việc lái xe mô tô 4 bánh trên cát.

Theo thông tin tổng hợp được của Viet Fun Travel thì những gì trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đó là một trong rất nhiều lý do khiến cho du khách thích đi du lịch Mũi Né. Nếu quý bạn đọc có ý kiến khác trong danh sách “Những điều khiến du khách phải đi du lịch Mũi Né”, hãy đừng ngần ngại chia sẻ để Viet Fun Travel bổ sung thêm cho bài viết được phong phú hơn.


Read More...

Khám phá những hang động đẹp nổi tiếng ở vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long từ lâu là điểm đến du lịch rất nổi tiếng ở miền Bắc - Việt Nam. Vịnh Hạ Long được nhiều du khách ví như bức tranh thủy mặc của thiên nhiên, tạo hóa đẹp một cách hoàn hảo. Và ở bức tranh thủy mặc đó, ngoài “nước và đá” như nhiều người thường nói, nếu khám phá kỹ du khách còn có thể thấy được những hang động đẹp kỳ bí. Trong bài viết này, quý bạn đọc hãy cùng Viet Fun Travel khám phá những hang động đẹp nổi tiếng ở Hạ Long đã được chúng tôi tổng hợp lại.

1. Động Thiên Cung

Động Thiên Cung nơi có cảnh đẹp tựa như cung điện của nhà trời. Động nằm ở phía Tây Nam vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch chừng 4 km. Động Thiên Cung có đường đi khá hiểm trở, vách đá cheo leo và cây cối che phủ um tùm. Qua khe cửa hẹp, Động Thiên Cung hiện ra lung linh và sặc sỡ với rất nhiều ánh màu chiếu trên các nhũ đá. Vẻ đẹp của Động Thiên Cung khiến cho du khách phải trầm trồ, ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Các nhũ đá buông rũ như những bức rèm mềm mại, uyển chuyển. Có thể nói thiên nhiên đã quá ưu ái cho Hạ Long khi “ban” rất nhiều hang động đẹp ở vùng đất này. Động Thiên Cung là một trong những hang động đẹp như vậy, được tạo bởi bàn tay của tạo hóa, vô cùng tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo. Có thể nói Động Thiên Cung như một “bảo tàng mỹ thuật” sống động mà hầu hết các tác phẩm nghệ thuật đến từ đá và nhũ đá. Động Thiên Cung được nhiều người ví như thiên đường bí ẩn dưới lòng đất.


Hạ Long đẹp như một bức tranh thủy mặc

2. Động Mê Cung

Động Mê Cung nằm cách bãi tắm của đảo Ti-Tốp khoảng 2km về hướng Tây Nam. Động nằm trên đảo Lờm Bò, ở độ cao chừng 25m so với mực nước biển. Từ xa, cửa động nhìn như một mái nhà ăn sâu vào sườn đảo. Động Mê Cung có cấu trúc vô cùng phức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn và ngách trải rộng trong phạm vi mái đá với một hành lang dài hơn 100m, cao dần về phía Tây rồi hạ dần ở khu vực hồ nhỏ. Đảo có lối vào hẹp, chỉ vừa lọt 1 người qua. Bên trong động có nhiều ngăn nhỏ hẹp nhưng cảnh tượng vô cùng đẹp mắt với những nhũ đá hình pho tượng và những hoa văn đẹp tuyệt vời. Động Mê Cung được các nhà khảo cổ học cho là một trong những di chỉ thuộc nền văn hóa tiền Hạ Long sơ kỳ đá mới, tồn tại cách đây từ 7.000 đến 10.000 năm. Dấu tích còn lại nhiều nhất tìm thấy ngay cửa động là vỏ ốc Melania – là loài ốc chỉ sống ở suối. Vào tham quan, thám hiểm hang động, du khách như đang bước vào thế giới lạ, một cung điện của hoàng đến Ba Tư trong truyện cổ hay như một chốn mê cung giữa trần gian.

Động Mê Cung là một trong những điểm tham quan trong tuyến tham quan đảo, hang động đẹp ở vịnh Hạ Long. Động không chỉ thu hút du khách đến tham quan mà còn có nhiều nhà khảo cổ, nhà khoa học đến nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, địa chất. Du khách đi Tour Hạ Long, nếu nghe nói về đảo Lờm Bò cùng với Động Mê Cung chắc sẽ muốn đến thám hiểm một chuyến. Cảnh vật ở đảo Lờm Bò cũng có rất nhiều điều đáng để tham quan, chiêm ngưỡng. Nơi đây có các cây cổ thụ lâu năm soi bóng trên mặt hồ Mê Cung, có nhiều loài vật quý hiếm, hoang dã vẫn còn cư ngụ và sinh sống. Có thể nói, Động Mê Cung là một trong những hang động đẹp của vịnh Hạ Long, nơi thích hợp cho các Tour du lịch sinh thái cho những ai yêu thiên nhiên, loài vật.


Các nhũ đá kỳ lạ ở Động Mê Cung – Hạ Long

3. Động Tam Cung

Động Tam Cung nằm ở khu vực trung tâm vịnh Hạ Long, cách hang Sửng Sốt chừng 5 km về hướng Đông Bắc. Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn, hòn đảo gần như tách biệt hoàn toàn với các hòn đảo khác. Động được chia làm 3 ngăn, có nhiều nhũ đá rất đẹp. Rất nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ thu hút ánh nhìn của du khách tham quan. Các nhũ đá được tạo tác thành những hình dáng sống động như ông tiên với râu tóc bạc phơ, hay 3 “ông tam đa” đứng trầm mặc trên vách động. Trần động có nhũ đá hình nụ hoa quỳnh trắng như đang chúm chím nở giữa rừng hoa nhũ đá. Đặc biệt ngăn thứ 2 của động giống như một bảo tàng tự nhiên vô cùng sống động với hình ảnh của sư tử đá, hải cẩu, tượng thủy thần… Giữa động có dòng suối tiên quanh năm róc rách nước. Vách động có các nhũ đá rũ xuống như những bức rèm thướt tha, trông rất đẹp mắt. Và ở ngăn cuối cùng, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng bức phù điêu vô cùng hoành tráng, trên đó được chạm trổ công phu những hình thù kỳ dị. Động Tam Cung đã góp phần làm cho danh sách các hang động đẹp tại vịnh Hạ Long thêm nhiều và đa dạng hơn.

4. Hang Bồ Nâu

Hang Bồ Nâu nằm cách Hòn Trống Mái chừng 2-3km, về hướng Đông Nam. Hang Bồ Nâu có dạng hàm ếch, rộng khoảng 200 mét vuông, đáy hang rộng, không sâu và phẳng. Cho đến ngày nay, Hang Bồ Nâu vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Hang này cũng giống như các hang động đẹp ở Hạ Long là có rất nhiều nhũ đá. Trần của hang động có những vết nứt nên ánh sáng bên ngoài có thể theo đó soi rọi vào trong hang. Theo truyền thuyết kể lại thì sở dĩ có tên là Hang Bồ Nâu vì ngày xưa người dân nơi đây lấy hang là nơi để nhuộm cánh buồm bằng quả nâu. Trong Hang Bồ Nâu có một phiến đá hình bàn cờ với 3 ông tiên đang ngồi đánh cờ.


Từ Hang Bồ Nâu du khách có thể nhìn thấy các hòn đảo đẹp ở phía trước

Hang Bồ Nâu có hang thắt đáy lại, phía trước hang là hòn đảo. Ngồi ở khu vực này du khách có thể ngắm cảnh hòn đảo và các cảnh đẹp khác ở vịnh Hạ Long. Nơi đây có góc chụp ảnh vô cùng đẹp, là địa điểm tạo nên nhiều cảm hứng nghệ thuật của nhiều nhiếp ảnh gia. Hang Bồ Nâu cũng được ghi tên vào danh sách những hang động đẹp nổi tiếng ở Hạ Long. Hang Bồ Nâu nằm trong quần thể các địa điểm tham quan như Hang Luồn, Hang Sửng Sốt, đảo Ti-Tốp, Hang Trống… Tuy nhiên, cho đến nay, Hang Bồ Nâu vẫn chưa được đưa vào khai thác nhiều về du lịch. Du lịch Hạ Long tham quan các hang động đẹp, không thể thiếu Hang Bồ Nâu.

5. Hang Luồn

Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy khoảng 14 km về phía Nam. Phía trước Hang Luồn là Hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Hang Luồn nằm ở khu vực có vách đá dựng đứng, nước trong xanh phẳng lặng quanh năm. Sở dĩ gọi là Hang Luồn vì hang được tạo ra từ một vòng cung núi hình tròn khép kín, ở giữa là hồ nước thông với biển bằng đường hầm có đáy là mặt nước. Hang Luồn dài gần 60m, nóc hang cao từ 2.5m đến 4m, tùy vào con nước lên hay xuống. Khi đi vào hang, nếu nước lên khách phải cúi xuống mới “luồn” qua được của hang. Có lẽ vì thế mà hang có tên là Hang Luồn. Khi vào hang, vòm hang có nhiều thạch nhũ đẹp và kỳ ảo khiến cho du khách phải ồ lên thích thú.


Cổng vào của Hang Luồn

Sau khi qua hang, du khách sẽ đến với một hồ nước rộng mênh mông, bao bọc bởi núi rừng và cây cối um tùm. Có thể nói cảnh sắc ở Hang Luồn đẹp như bức tranh vẽ hoàn hảo của tạo hóa. Những hang kiểu như Hang Luồn còn tồn tại không nhiều ở Vịnh Hạ Long. Chính vì thế, đây là một trong những địa điểm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. Nhiều du khách đi du lịch Hạ Long đã dành thời gian để thăm hang này. Hang Luồn cũng được xem là một trong những hang động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long.

6. Hang Hanh


Người Pháp gọi Hang Hanh là Le tunnel, có nghĩa là đường hầm. Hang Hanh có đặc điểm là cửa vào rất thấp, do vậy du khách muốn tham quan phải đi bằng thuyền nhỏ. Hang Hanh cũng là hang động đẹp với chiều dài vào bậc nhất so với các hang động hiện có ở vịnh Hạ Long. Hang có chiều dài 1300 mét, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển. Hang động này thu hút rất nhiều du khách nước ngoài có máu thám hiểm đến chiêm ngưỡng, khám phá bằng thuyền kayah. Con thuyền nhỏ luồn lách dưới những khe đá, có đoạn tối, đoạn sáng, dưới ánh đuốc bập bùng, trong không gian yên tĩnh chỉ có tiếng mái chèo khua và nhịp đập của con tim. Có thể nói du khách đến tham quan Hang Hanh phải là những người mê thám hiểm, thích khám phá những điều độc lạ và những kỳ quan thiên nhiên còn sót lại. Thỉnh thoảng du khách có thể bắt gặp từng chùm nhũ đá đủ màu sắc buông xuống từ trần động. Khung cảnh đẹp mê hồn chỉ có trên phim ảnh đang hiện hữu tại vùng đất Hạ Long.


Trong các hang động thường có những nhũ đá đầy màu sắc

Du khách đi Tour du lịch Hạ Long, nếu muốn tham quan Hang Hanh có thể đi bằng cách sau: Du khách thuê ca nô từ bến Đoan (thuộc khu vực Hòn Gai, Hạ Long) hoặc đi ôtô đến thị xã Cẩm Phả. Tới bến tàu Cẩm Phả, du khách thuê thuyền hoặc cano ra thăm động. Gần cửa động có các thuyền nhỏ chuyên chở thuê du khách vào tham quan động. Du khách phải chờ lúc nước thủy triều xuống thì cửa động mới lộ rõ. Khi vào động phải đốt đuốc hoặc soi đèn pin mới thấy đường. Thời gian vào-ra cửa động mất khoảng 60-90 phút. Để được an toàn và có thể vào tham quan, khám phá hết vẻ đẹp của động thì du khách cần người chuyên chở sành con nước (vì nếu không biết, không tính toán kỹ thì có thể sẽ bị kẹt trong “thủy cung” thăm thẳm đó).

7. Hang Đầu Gỗ

Hang Đầu Gỗ hay còn gọi là Hang Giấu Gỗ. Một trong những truyền thuyết để “giải thích” cho tên gọi này đó là hang này xưa kia là chỗ cất giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến chống quân Nguyên – Mông của Trần Hưng Đạo. Hang Đầu Gỗ có vẻ uy nghi, trầm mặc, đẹp như một bức tranh được tạo hóa vẽ với những nét họa thần kỳ. Trong cuốn Merveille de Monde (Kỳ quan thế giới) của Pháp, chuyên về du lịch giới thiệu các danh thắng nổi tiếng trên thế giới, xuất bản năm 1938 đã từng viết về Hang Đầu Gỗ là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan).


Hang Đầu Gỗ là một trong những hang đẹp, thu hút khách tham quan

Có thể nói Hang Đầu Gỗ là nơi tập trung của những kiến trúc nghệ thuật cổ xưa cùng với những cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn và cao vút. Thật quả là tuyệt vời khi giữa bức tranh thủy mặc của vịnh Hạ Long lại xuất hiện một hang động đẹp mắt và độc đáo. Từ xa, du khách đến tham quan Hang Đầu Gỗ đã có thể thấy được cửa hang màu xanh lam, hình con sứa biển xuất hiện giữa màu xanh như ngọc bích của non nước vịnh Hạ Long. Du khách phải đi qua 90 bậc đá mới có thể đến được cửa hang. Hang có 3 ngăn chính, vòm hang cao khoảng 25m, có rất nhiều nhũ đá từ vòm hang rũ xuống trông như một dòng thác bằng đá vô cùng lạ mắt. Đứng dưới vòm hang du khách có cảm giác như đang đứng giữa một tòa lâu đài lung linh, tráng lệ với kiến trúc vô cùng đồ sộ. Đi Tour Hạ Long du khách không thể bỏ qua cơ hội tham quan Hang Đầu Gỗ trong danh sách các hang động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long.

8. Hang Sửng Sốt

Hang Sửng Sốt được xem là một trong những hang động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long. Hang Sửng Sốt nằm nằm trong đảo Bồ Hòn, ở khu vực trung tâm vịnh Hạ Long, là hang động được đông đảo du khách tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng. Trước khi đến Hang Sửng Sốt, du khách sẽ phải đi luồn dưới những tán lá rừng rậm rạp, những bậc đá ghép cheo leo. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác leo núi vô cùng thú vị. Hang Sửng Sốt rộng khoảng 10.000 mét vuông, có 2 ngăn chính. Ngăn đầu như một nhà hát lớn, rộng, trần được phủ bằng “lớp thảm nhung” và rất nhiều “chùm đèn treo” bằng nhũ đá sáng lung linh và rực sắc màu. Trong hang có nhiều tượng đá, măng đá với hình thù kỳ lạ, độc đáo tạo thêm vẻ kỳ bí, làm cho du khách bước vào hang động như đang lạc vào chốn thần tiên.


Vẻ đẹp của các hang động ở vịnh Hạ Long khiến du khách phải sửng sốt

Đi qua khỏi ngăn đầu, khách sẽ vào đến ngăn thứ 2 bằng lối đi nhỏ. Ngăn này rộng với sức chứa cả ngàn người. Ở phía trong này cảnh trí rất kỳ lạ và vô cùng đặc sắc khiến cho ai từng chứng kiến cũng phải giật mình sửng sốt vì giữa thời hiện đại lại có hang động đẹp và kỳ bí như thế. Người Pháp gọi nơi này là "Grotte des surprises" (động của sự sửng sốt). Có lẽ vì vẻ đẹp tuyệt vời của hang động nên mới có tên gọi như vậy. Đi Tour du lịch Hạ Long đừng quên khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp có “một không hai” của hang động này.

9. Hang Trinh Nữ

Hang Trinh Nữ cùng với hệ thống các động như Sửng Sốt, hồ Động Tiên, Hang Luồn thuộc dãy đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy – Vịnh Hạ Long chừng 15 km.Trước kia, người Pháp đến đây và đặt cho hang này là Hang Con Gái (La vierge), còn người Việt gọi là Hang Trinh Nữ. Gốc tích của tên gọi Hang Trinh Nữ xuất phát từ những giai thoại được thêu dệt từ câu chuyện tình của một đôi trai gái. Chuyện tình thì đẹp nhưng kết thúc bi thương. Cô gái chết, hóa đá và nằm lại trong hang động với đôi mắt hướng ra phía xa, hướng về nơi có chàng trai. Đối diện với Hang Trinh Nữ là Hang Trống (Hang Con Trai). Theo câu chuyện này thì đó là nơi của người con trai nằm xuống. Nếu du khách đi du lịch Hạ Long, đến tham quan Hang Trinh Nữ chắc chắn sẽ được nghe những “phiên bản” khác nhau của câu chuyện tình yêu này.


Du khách thường tìm đến Hang Trinh Nữ để tham quan

Và cũng theo các câu chuyện kể này thì khi vào tham quan Hang Trinh Nữ, ở phần giữa hang, du khách có thể thấy tượng người con gái nằm hóa đá với đôi mắt buồn xa xăm hướng về Hang Con Trai. Thỉnh thoảng du khách có thể nghe tiếng rì rào, âm u từ vách đá vọng lại. Người dân cho rằng đó là tiếng kêu gào của chàng trai đối với cô gái. Ngày nay, du khách đến tham quan Hang Trinh Nữ, ngoài cơ hội được nghe kể các truyền thuyết, các câu chuyện khác nhau về tên hang, còn được ngắm những khung cảnh đẹp, kỳ bí trong hang động. Các cặp, đôi yêu nhau thường xem đây là hang biểu tượng của tình yêu, nơi thề nguyện cho tình yêu lâu bền, chung thủy; còn những người dân đánh cá, họ xem đây là điểm dừng chân rất lý tưởng trên vùng biển vịnh Hạ Long. Hang Trinh Nữ là một trong những hang động đẹp nhất ở vịnh Hạ Long.

Có thể, ngoài 9 hang động đẹp ở Hạ Long như trên, quý bạn đọc còn biết những hang động đẹp khác ở Hạ Long. Đây là điều đáng mừng, đáng tự hào vì Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch đẹp trong đó Hạ Long nằm ở vị trí dẫn đầu khi sở hữu nhiều hang động tuyệt đẹp.

Nguồn: http://dulichvietvui.com.vn/blog/kham-pha-nhung-hang-dong-dep-noi-tieng-o-vinh-ha-long.html

Read More...

Các món ngon được nấu với dừa ở miền Tây

Những người sành ăn về các món ăn ở miền Tây đa số đều nhận xét rằng, có rất nhiều món ngon miền Tây được nấu chung với dừa, chế biến từ dừa hoặc ăn với nước cốt dừa… Dừa được xem là nguyên liệu chính, là “bí quyết” để có món ăn ngon, đậm đà và hấp dẫn. Sau một vòng tìm hiểu về các món ăn được nấu với dừa ở miền Tây, Viet Fun Travel đã tổng hợp được khá nhiều món, một số món tiêu biểu đó là:

1. Tương kho dừa

Thỉnh thoảng người dân miền Tây cũng ăn món này để “đổi vị”. Món này người ăn chay hay ăn mặn gì cũng dùng được. Để chế biến món này khá là đơn giản. Tương hột cho vừa đủ ăn, pha thêm nước cốt dừa vào, để nồi lên đun nhỏ lửa. Khi tương có độ sánh là có thể tắt bếp. Tùy theo khẩu vị mà nêm nếm cho vừa ăn. Có thể cho thêm khổ qua, đậu hữ hay đậu bún và rồi kho chung, ăn cũng rất ngon. Món này người miền Tây hay ăn chung với cơm trắng kèm rau sống trong vườn. Bữa cơm đạm bạc với tương kho dừa nhưng ăn rất ngon miệng. Từ món ăn này cho thấy sự quan trọng của nước cốt dừa hay nước dừa trong việc chế biến món ăn ở miền Tây. CÓ thể nói, chỉ có miền Tây mới có đa dạng và phong phú các món ăn được chế biến từ dừa như thế.

Tương kho dừa ăn với cơm trắng còn nóng và rau thì rất tuyệt

2. Thịt heo kho dừa

Món này người miền Trung hay miền Bắc còn gọi là thịt kho tàu. Thịt kho nước dừa là món ăn ngon ở miền Tây, nhất là miệt Bến Tre. Vùng nào cũng có thể chế biến món ăn này ngon nhưng chỉ có Bến Tre thì món ăn này mới đậm đà, khác biệt. Sau khi ướp thịt thì nguyên liệu chủ yếu để nấu là nước dừa, mà nước dừa ở Bến Tre thì phải nói là “số 1”. Nước dừa để nấu phải chọn đúng loại dừa xiêm có thể uống được (tránh hái dừa quá non). Nước dừa xiêm có vị thanh ngọt nên khi nấu với thịt thì tỏa lên mùi thơm ngào ngạt. Lửa để nhỏ cho nước dừa thấm vào từng thớ thịt. Có thể cho thêm trứng vịt để làm phong phú thêm món ăn. Khi nước dừa sắc lại thì màu ánh lên đẹp và dậy mùi hấp dẫn. Đến du lịch miền Tây, đặc biệt là vùng Bến Tre mà được thết đãi món thịt kho dừa thì quả là khách quý.

3. Lẩu gà lá trúc nước cốt dừa

Lá trúc ở đây không phải là loại lá trúc thuộc họ tre, trúc như chúng ta thường thấy mà đây là một loại cây mọc ở rừng núi vùng đất An Giang. Lá trúc là lá của một loài cây thuộc chi cam chanh, được người dân địa phương gọi là cây trúc. Một số nơi người dân gọi cây này là cây chanh Thái hay cây chấp. Cây trúc mọc hoang và được trồng phổ biến ở vùng Bảy Núi, An Giang. Sau này, người dân biết tận dụng những chiếc lá trúc quý hiếm để chế biến món ăn, và món lẩu gà hấp lá trúc là một trong những món như thế.

Lá trúc và dừa làm gia vị cho món lẩu gà thêm đậm đà và ngon

Lẩu gà hấp lá trúc là đặc sản nổi tiếng của An Giang có hương vị thơm nồng, the the vô cùng độc đáo. Gà được nấu với nước cốt dừa với lá trúc cho thêm vị đậm đà. Mùi thơm của gà quyện với mùi nước dừa và phảng phất mùi lá trúc làm nên hương vị khó lẫn với các món ăn khác. Ăn lẩu gà lá trúc nước cốt dừa, thực khách cảm nhận được vị ngọt của gà thả vườn (gà đi bộ), vị ngọt béo của nước cốt dừa và vị chua the của lá trúc. Tất cả các vị này hòa chung tạo nên một mùi vị độc đáo, thơm phưng phức. Để ăn món này, thực khách dùng chung với bún, cù nèo, bông bí, bông súng hoặc so đũa. Món lẩu gà lá trúc nước cốt dừa ngon một phần nhờ có thêm vị nước cốt dừa beo béo. Có thể nói đây là một món ăn vô cùng sáng tạo, độc đáo của người dân miền Tây khi biết tận dụng những “ưu thế” của nước cốt dừa. Du lịch miền Tây đến vùng đất An Giang bạn đọc nhớ tìm món lẩu này để thử.

4. Cơm dừa

Món cơm dừa làm khá công phu nên ngày nay chỉ có những nhà hàng lớn mới phục vụ. Du khách đi Tour miền Tây muốn thử món này phải đặt trước mới có. Dừa chọn quả ngon, tươi, gọt sạch vỏ, chừa lại gáo và đế dừa phải gọt bằng để khi nấu dừa không bị lăn đổ. Dùng dao bén vạt mặt dừa cho khéo, để dùng làm nắp đậy. Đổ hết nước dừa ra tô. Gạo ngâm nước, vò sạch và đổ ra rổ cho ráo. Cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa vào xâm xấp mặt gạo, đậy nắp lại. Khi cho gạo vào nhớ cho gạo, nước vừa đủ để gạo chín đều mà không khô hoặc nhão. Cuối cùng là công đoạn cho dừa vào xửng hấp khoảng 1 tiếng là chín. Cơm dừa khi khi nên để trong xửng, ăn tới đâu lấy tới đó để cơm còn nóng mới giữ được vị thơm ngon. Nếu đem dừa ra sớm thì dừa nguội và sậm màu. Món này ăn với món tép rang nước cốt dừa thì đúng là “song kiếm hợp bích”. Món cơm dừa một lần nữa cho thấy người miền Tây đã rất biết cách “tận dụng” trái dừa và các nguyên liệu từ dừa vào việc chế biến nên những món ăn ngon.

Cơm dừa là món nấu rất cầu kỳ nhưng cũng rất ngon

5. Cá bống kho dừa, tép rang dừa

Cá bống kho dừa là món ăn ngon dân dã, thường thấy trong các bữa cơm của người miền Tây. Cá bống dừa còn tươi, làm sạch, chà vảy và cho vào nồi. Tẩm ướp gia vị và cho nước cốt dừa vào xâm xấp, để lửa riu riu. Nước cốt dừa từ từ thấm dần vào từng thớ thịt cá bống, sắc lại, thơm lựng. Người miền Tây thường ăn cơm cá bống kho dừa với rau cải trời luộc và bù ngót nấu canh. Về miền Tây có thể khách được đãi một bữa cơm đạm bạc với cá bống kho dừa như thế. Đơn giản mà rất ngon, rất hấp dẫn! Ngoài ra, ở miền Tây còn có món tép rang dừa khá phổ biến. Món này thường thấy trong bữa ăn của người dân ở vùng đất Bến Tre. Món này ngon, béo nhờ vào nước cốt dừa khi chế biến. Tép rang dừa ăn với cơm trắng còn nóng thì quả là tuyệt vời. Khách có thể ăn không biết no.

6. Bánh xèo nước cốt dừa miền Tây Nam Bộ

Bánh xèo là loại bánh rất phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều loại bánh xèo, tùy theo vùng miền mà có cách chế biến có đôi phần khác biệt. Riêng bánh xèo miền Tây thì người miền Tây hay cho ít nước cốt dừa vào bột đổ bánh xèo để bánh thêm vị ngọt và độ béo. Để chế biến món này, khâu quan trọng nhất là pha bột sao cho vừa, không quá lỏng, không quá đặc. Gạo thơm (loại gạo mới) đem ngâm rồi xay nhuyễn. Đổ nước cốt dừa, nước dừa tươi vào bột gạo vừa xay, pha cho loãng đều rồi bỏ thêm hành là xắt nhuyễn, bột nghệ, muối, đường, bột ngọt, trứng gà. Khi pha, người làm bánh tính toán sao cho các gia vị lượng vừa đủ, nhất là nước cốt dừa, để bánh vừa miệng ăn lại dễ tróc, dễ lấy.


Bánh xèo miền Tây có hương vị của nước cốt dừa

Bánh xèo hấp dẫn 1 phần nhờ nhân ngon. Có thể dùng nấm hương, nấm mèo, nấm rơm thịt heo, tôm, tép, thịt gà bằm nhuyễn và giá sống, củ sắn, bông điên điển… để làm phong phú thêm nhân bánh. Bánh ăn kèm với các rau sống như xà lách, dấp cá, tần ô, húng cây, húng lủi, quế, cảo bẹ xanh v.v... Và nước chấm cũng là thành phần không thể thiếu. Nước chấm ngon cũng làm tăng thêm vị ngon của bánh. Bánh khoái ở Huế cũng được làm tương tự như bánh xèo nhưng bánh nhỏ hơn, ít giòn hơn và ít béo hơn bánh xèo Nam Bộ. Có lẽ do văn hóa ẩm thực vùng miền, người miền Tây luôn thích bỏ nước dừa hay nước cốt dừa khi chế biến món ăn. Đi Tour miền Tây nếu có ngang qua hàng bánh xèo, nhớ thử vài cái để biến độ ngon của bánh xèo nước cốt dừa Nam Bộ.

7. Bánh tằm bì

Món bánh này khá lạ với người miền Trung, miền Bắc nhưng ở miền Tây đây lại là món ăn phổ biến, dân dã. Món bánh tằm bì gồm sợi bánh tằm to mềm, bì cắt nhuyễn, thịt heo xào và rau sống. Khi ăn có cho thêm nước cốt dừa béo ngậy bên trên. Để có sợi bánh tằm bì ngon, bột làm bánh phải là bột được chế biến từ gạo ngon, ngâm qua đêm rồi đem xay với nước muối pha loãng. Sau đó bột gạo được ngâm tiếp 2 đêm nữa. Mặc dù nguyên liệu chính để làm món ăn này là những sợ bánh tằm mềm, dai nhưng ngon hay không là ở chỗ nước cốt dừa ngọt, thơm, béo. Món bánh tằm bì lạ miệng là nhờ nước cốt dừa. Những người mới lần đầu ăn có thể thấy lạ với món ăn gồm thịt, bì, nước mắm tỏi ớt lại được rưới nước cốt dừa lên trên. Tuy nhiên, khi ăn rồi thì lại thấy ghiền cũng chính vì “sự lạ” đó.


Bánh tằm bì ở miền Tây

8. Bánh da miền Tây

Bánh da miền Tây hay còn gọi là bánh lá mơ, một loại bánh rất quen thuộc của người miền Tây. Bánh này có nhiều ở Bến Tre, Tiền Giang. Bánh được làm từ lá mơ xay nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhồi vào chung với bột gạo. Người miền Tây thường ăn bánh da kèm với chuối hấp, bánh chuối nếp, bánh bèo nhân đậu xanh, bánh khoai mì. Muốn cho món bánh da ngon, khi ăn người ta thường có nước cốt dừa vào để có độ ngọt và béo. Xé nhỏ bánh da, rưới nước cốt dừa, rắc thêm mè vàng lên trên là có dĩa bánh da ngon. Vị bùi của mè rang, vị béo của nước cốt dừa quyện vào từng sợi bánh da mềm sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn. Nếu có dịp đi du lịch miền Tây, bạn đọc nhớ đừng quên tìm thưởng thức món ăn này.

9. Bánh canh tôm nước cốt dừa

Miền Tây có rất nhiều dừa, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Chính vì thế mà hầu hết các món ăn đều được người dân chế biến, biến tấu và nấu chung với các nguyên liệu từ dừa như nước dừa, nước cốt dừa, cơm dừa… Và món bánh canh tôm nước cốt dừa là một trong những món ngon được chế biến từ dừa như thế. Món bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần chính là sợi bánh, tôm và nước cốt dừa. Chọn tôm tươi chắc thịt, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Sau đó bắc chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Để phần tôm này sang một bên, tiếp tục cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.

Bánh canh tôm nước cốt dừa ở miền Tây, món lạ mà ngon

Tô bánh canh tôm nước cốt dừa hoàn chỉnh có màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm và điểm xuyết một chút sắc xanh của hành lá. Nếu thích, có thể rắc thêm chút tiêu để lên mùi vị. Bánh canh tôm nước cốt dừa ăn có vị béo của nước cốt dừa, vị dai dai của bột và thơm giòn đậm đà của vị tôm. Sau này, người ta “biến tấu” thêm 1 ít nấm rơm hay 1 ít thịt heo vào trong đó cho thêm phần phong phú. Đi tour du lich mien Tay hay đi công tác, nhớ ghé thưởng thức 1 tô bánh canh tôm nước dừa ngon đậm đà này.

10. Bánh canh cá lóc nước dừa miền Tây

Cá lóc miền Tây có nhiều, và một món ăn đi kèm với cá lóc là món bánh canh. Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.

Hầu hết các món ăn ở miền Tây đều có sự “tham gia” của nước cốt dừa

Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Các nguyên liệu từ dừa đã làm cho món ăn tăng thêm độ ngon và độ hấp dẫn. Nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây thử món ăn này đã không tiếc lời khen tặng.

Người miền Tây thường sáng tạo ra những món ăn ngon để phục vụ du khách gần xa. Những món ăn ở miền Tây thường đậm nét đặc trưng sông nước, miệt vườn cùng sản vật quý mà ông trời đã ban tặng cho vùng đất này - dừa. Đến miền Tây, ngoài những món ăn ngon được nấu với dừa như đã kể trên, du khách có thể tìm thấy các món ăn khác cũng được chế biến với nguyên liệu dừa như củ hũ dừa hầm giò heo, gỏi củ hũ dừa, ốc xào dừa v.v.. Chính những món ăn được nấu từ dừa hoặc được chế biến với dừa đã làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực miền Tây.\

Read More...